a, Quan điểm tổng hợp
- Quan sát tổng hợp là đặc trưng của quan điểm địa lý học, tư duy địa lý như nêu ra hàng loạt những biến đổi có liên quan giữa địa lý và qui hoạch. Những biến đổi ấy được phát hiện, đánh giá và nghiên cứu kịp thời trong tổng thể tài nguyên và kỹ thuật ví dụ như hình thành một khu dân cư, một mỏ, một xí nghiệp sản xuất sẽ ảnh hưởng đến các điều kiện địa lý như thế nào? Hay những biến đổi về mặt môi trường và biện pháp giải quyết?
- Xác định ranh giới vùng là yếu tố cơ bản cho phép qui hoạch vùng một cách chính xác. Vì vậy, qui hoạch vùng phải đi từ phân vùng kinh tế.
Phân vùng kinh tế cần chú trọng đến một số nguyên tắc sau: nguyên tắc tồn tại khách quan, nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc thống nhất giữa đơn vị kinh tế với đơn vị hành chính, nguyên tắc dân tộc, nguyên tắc quốc phòng.
Ranh giới của vùng không phải là ranh giới của một yếu tố tự nhiên (con sông, hay dãy núi) mà là một dải đất có diện tích xác định. Ở đó sức hút giữa trung tâm vùng và biên vùng trung hòa với nhau (vùng gồm hạt nhân và lớp vỏ với lớp vỏ trong, lớp vỏ ngoài).
b, Quan điểm hệ thống
* Qui hoạch vùng là qui hoạch một hệ thống điều khiển phức tạp:
Qui hoạch vùng là qui hoạch một hệ thống điều khiển phức tạp, năng động với một hệ thống bị điều khiển (qui hoạch một vùng, một tỉnh, một huyện) còn goi là hệ thống qui hoạch và hệ thống điều khiển (đề án, sơ đồ, quá trình thiết kế đề án, các lĩnh vực kiến thức).
Với hệ thống bị điều khiển có đặc điểm và tính chất:
+ Quán tính lớn: Luôn luôn biến động để tiến tới sự cân bằng về tự nhiên- sinh thái.
+ Thời hạn lớn: Thường diễn ra trong một khoảng thời gian lớn và có ý nghĩa thực tế lâu dài. Khi phương án qui hoạch đã triển khai thì rất hạn chế thay đổi.
+ Tính ổn định tương đối: là đặc điểm chủ yếu của hệ thống qui hoạch vì chúng luôn vận động phát triển nhịp nhàng với các khâu trong hệ thống sản xuất và chỉ nhảy vọt khi hàng loạt cái mới xuất hiện.
* Hệ thống vùng qui hoạch là một hệ thống lãnh thổ gồm nhiều phân hệ: - Xí nghiệp công nghiệp.
- Xí nghiệp nông nghiệp.
- Các cơ quan và tổ chức khoa học. - Hệ thống cư dân.
- Các công trình kỹ thuật, giao thông.
- Công trình phục vụ cư dân (nhà cửa, y tế...) - Các công trình phúc lợi (công viên, nhà hát...) - Các công trình bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Các phân hệ tự nhiên khác.
- Hệ thống các mối quan hệ vùng là một trong những kết quả vật chất của những hoạt động sản xuất và phi vật chất của con người trong quá trình tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên.
c, Quan điểm viễn cảnh
Các giả thiết phát triển vùng phải được xây dựng trên cơ sở mô hình hóa địa lý KT-XH các tổng thể lãnh thổ sản xuất.
Việc dự đoán phát triển dân số hoặc một thành phố, khu đô thị phải chính xác nếu sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho qui hoạch vùng.
d, Quan điểm cải tạo
Cần phải phân tích, đánh giá đúng đắn quá trình phát triển sản xuất để đề xuất hướng hoàn thiện vùng, trong đó:
- Phân tích làm rõ tác động tương tác giữa xã hội và môi trường tự nhiên, sự cân bằng phải đạt đến sự tối ưu.
- Phải nghiên cứu toàn bộ chuỗi quan hệ sinh thái (không khí- nước- đất- thực vật).
- Qui hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả nên cần phân tích, đánh giá toàn bộ tiềm năng, lợi thế, cơ hội để phát triển các ngành kinh tế
e, Quan điểm điều khiển học
điều khiển thống nhất từ các ngành chuyên môn hóa để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
f, Quan điểm thông tin
Trong qui hoạch vùng việc xử lý các thông tin và độ tin cậy của thông tin có ý nghĩa to lớn trong việc xác định hệ thống qui hoạch.
Những vấn đề thông tin của qui hoạch vùng: - Đánh giá chung qui mô của các dòng thông tin.
- Xu hướng phát triển của dòng thông tin trong dự án qui hoạch. - Chuyển động thông tin trong quá trình qui hoạch vùng.
Đặc điểm của nguồn thông tin là phức tạp, không đồng bộ. Vì vậy, việc xử lý thông tin là cần thiết. Do đó, người qui hoạch phải có đủ trình độ để phân tích và hiểu sâu sắc về các giá trị của nguồn thông tin phục vụ qui hoạch.