- Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư.
3.4.4. Qui hoạch môi trường thiên nhiên và cảnh quan
3.4.4.1. Các mục tiêu và xu hướng khai thác, sử dụng môi trường thiên nhiên
Môi trường thiên nhiên là điều kiện của sản xuất và của đời sống con người, là thành tố quyết định cơ cấu lãnh thổ. Vì thế, sự khai thác, sử dụng tài nguyên cần:
thiên nhiên, không gian chứa đựng tài nguyên, quá trình tái sản xuất xã hội trong sự thống nhất với chính sách kinh tế, chính sách xã hội trong quá trình qui hoạch phân bố địa điểm. Điều đó mới nâng cao hiệu quả kinh tế một cách bền vững, loại trừ được những thiệt hại, tổn thất không mong muốn như ô nhiễm môi trường, hoang hóa đất, cạn kiệt tài nguyên.
- Cần phát huy và bảo vệ tiềm năng để đáp ứng sự phát triển của sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp cần duy trì tiềm năng sản xuất, sinh sản của đất và cảnh quan nông thôn. Hay trong du lịch cần khai thác tối đa tiềm năng trên cơ sở phát triển nhiều loại hình du lịch.
- Mỗi loại tài nguyên hướng khai thác, sử dụng, bảo vệ khác nhau:
+ Tài nguyên nước cần khai thác, sử dụng tiết kiệm, có biện pháp chống ô nhiễm. Vì thế trong qui hoạch cần xác định vị trí xây dựng hồ chứa nước dự trữ, các mạng lưới dẫn nước từ xa một cách hợp lý. Nguồn nước thải sản xuất và sinh hoạt phải được xử lý.
+ Không khí cần được duy trì và bảo vệ trong sạch. Các chất độc hại cần được ngăn chặn, xử lý ngay tại nơi phát sinh trước khi thải vào bầu không khí chung. Cần mở rộng diện tích cây xanh, diện tích rừng để tái tạo không khí trong lành, hạn chế chất đốt hóa thạch.
+ Đất đai cần sử dụng hợp lý và có biện pháp bảo vệ, chống sa mạc hóa, hoang mạc hóa. Trong đó, sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế và môi trường là một trong những nhiệm vụ của qui hoạch vùng, cần có phương án sử dụng đất đai tối ưu và hợp lý với đường lối chính sách kinh tế, xã hội. Hạn chế các chất thải, nước thải trực tiếp vào đất.
3.4.4.2. Qui hoạch môi trường thiên nhiên và cảnh quan
* Nguyên tắc: Để đạt được hiệu quả xã hội thông qua việc tổ chức không gian hợp lý thì qui hoạch cảnh quan thiên nhiên và môi trường cần đảm bảo nguyên tắc:
- Qui hoạch và phát triển các vùng khai thác và sử dụng ở mức độ cao các tài nguyên và dự trữ thiên nhiên sẵn có ở trong vùng.
- Thường xuyên bảo vệ và gìn giữ khả năng hoạt động của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo như là một cơ sở sản xuất và phục vụ đời sống của con người; quy hoạch phân bố các hệ sinh thái đó như một quy hoạch ngành.
- Thực hiện tốt hơn các loại hình sử dụng nhiều tầng, nhiều mục đích thông qua quy hoạch sử dụng một cách cân đối, hài hoà các tiềm năng tài nguyên và dự trữ thiên nhiên của các vùng, trong khuôn khổ hợp lý hoá lãnh thổ.
- Hạn chế và loại trừ ảnh hưởng của các xí nghiệp có xu hướng đối ngược lại với sự hình thành các chu trình trao đổi vật chất ở trong vùng khi hoàn thiện cơ cấu của vùng và trong khi bố trí các dự án mới.
- Tạo điều kiện để có một địa điểm thuận lợi cho công nghiệp xử lí chất thải - Xoá bỏ các địa điểm thu gom và xử lý chất thải không đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.
* Công cụ qui hoạch và điều phối:
Để các mục tiêu và nguyên tắc trên thành hành động thực tế, cần phải có sự điều chỉnh và cụ thể hóa theo vùng, có sự tổ chức tổng hợp theo hướng nhiệm vụ của quá trình qui hoạch và vận dụng đa dạng các công cụ qui hoạch. Các công cụ qui hoạch và điều phối gồm:
- Hướng chỉ đạo cho vùng trong phân bố địa điểm của lực lượng sản xuất. - Các kế hoạch và bản đồ qui hoạch tổng thể xây dựng và tổng thể giao thông vùng.
- Các chương trình cải tạo tổng hợp và dài hạn.
- Bản vẽ qui hoạch bảo vệ môi trường trong các kế hoạch trung hạn của các ngành, các liên hiệp sản xuất của vùng.
- Cân đối tài nguyên dự trữ của vùng. - Các giới hạn ô nhiễm theo tiêu chuẩn. - Xét duyệt cấp phép địa điểm, xây dựng. - Các qui định của nông thôn, xã.
- Các điều chỉnh có tính pháp lý (đền bù, thuế). * Các lĩnh vực:
Mục đích chính là đảm bảo tối ưu trên mặt đất của vùng sự tái sản xuất xã hội các lĩnh vực, các ngành, các vùng thông qua sử dụng hợp lý hóa đất đai. Vì thế, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện của qui hoạch vùng trong qui hoạch cảnh quan môi trường ở các lĩnh vực:
- Liên hợp hóa các đầu tư, nhất là các tổ hợp đầu tư trong vùng, lãnh thổ. - Hợp lý hóa vùng và lãnh thổ cải tạo các khu xây dựng cũ nát.
- Sử dụng đất đai nhiều tầng, nhiều mục đích. - Phân cấp chất lượng sử dụng đất trong vùng.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sử dụng các công nghệ tiết kiệm đất đai, các hình thức tổ chức để nâng cao hiệu suất của đất hoặc giảm cường độ sử dụng.
* Đối tượng:
Tham gia và chịu trách nhiệm trong qui hoạch môi trường thiên nhiên gồm nhiều cấp, nhiều ngành từ trung ương đến địa phương và người dân. Chủ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Xây dựng, UBND và ban ngành từ trung ương đến địa phương. Nhiệm vụ:
- Qui hoạch sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
- Qui hoạch sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên dự trữ.
- Qui hoạch phát triển và bảo vệ sự tái tạo khả năng hoạt động của môi trường thiên nhiên.
3.4.4.3. Qui hoạch bảo vệ môi trường
- Tổ chức tốt và hợp lý hóa môi sinh và bảo vệ môi trường sống, môi trường thiên nhiên nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của con người.
- Tạo lập, duy trì cân bằng sinh thái môi trường để phát triển ổn định và bền vững quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên.
- Duy trì, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng. - Đáp ứng yêu cầu về an toàn, phòng hộ và vệ sinh môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế sử dụng. Tất cả các yêu cầu trên cần đề cập nghiên cứu và đề xuất giải pháp qui hoạch trong mọi lĩnh vực, mọi nội dung của qui hoạch vùng cũng như mọi cấp qui hoạch.