Các nước phát triển

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 26 - 30)

1.3.1.1. Các nước SNG (Liên Xô trước đây)

Sự phát triển qui hoạch vùng ở Liên Xô (cũ) có thể chia thành một số giai đoạn sau:

- Giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939- 1941): Xuất hiện những công việc đầu tiên và quan trọng đối với hàng loạt vùng của Liên Xô, chủ yếu tập trung xây dựng vùng công nghiệp mới, các khu an dưỡng như qui hoạch vùng Kudơbat (1934- 1936), qui hoạch vùng Đônbat (1940- 1946). Đặc điểm là

- Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1945- 1960): Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của qui hoạch vùng. Nhiều đồ án qui hoạch vùng lớn được nghiên cứu như vùng Đôn Bát, vùng Irkutck... nên đã thu được những kinh nghiệm to lớn về thực tiễn và phương pháp luận qui hoạch vùng.

- Giai đoạn những năm sau năm: Đây là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ và rộng rãi của qui hoạch vùng. Đối tượng nghiên cứu là qui hoạch các vùng cấp tỉnh dựa trên cơ sở các quyết định của Chính phủ. Số lượng các qui hoạch này đã tăng gấp 10 lần.

Đầu năm 1963đã phân thành 18 vùng kinh tế lớn, trong đó có 62 vùng đất tự trị và ảnh hưởng, 48 vùng công nghiệp và 27 khu liên hiệp công nghiệp, 9 vùng nghỉ ngơi điều dưỡng và nhiều vùng nông nghiệp.

Các vùng được nghiên cứu, phác thảo rộng rãi ở Liên Xô là các vùng phát triển công nghiệp, chủ yếu là vùng khai thác, vùng chế biến, các vùng ảnh hưởng của công trình thủy lợi và năng lượng, các vùng nghỉ ngơi an dưỡng, các vùng hành chính.

Những công trình qui hoạch vùng trong giai đoạn này đã có những đóng góp quan trong trong giải quyết những vấn đề về tổ chức các lực lưỡng sản xuất theo lãnh thổ trên cả nước. Vì nó tạo ra khả năng lựa chọn những địa khu thuận lợi nhất cho việc phân bố các đô thị mới, đặc biệt là mạng lưới các đô thị vừa và nhỏ tức là dạng các đô thị vệ tinh để phát triển công nghiệp hạn chế các đô thị lớn, các cực lớn.

Nhìn chung, các qui hoạch phát triển lãnh thổ của cả nước và các vùng được các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân xác định trước căn cứ vào các nguyên tắc sau:

(1) Tùy theo khả năng, bố trí sắp xếp các ngành công nghiệp và các nguồn nguyên, nhiên liệu ở gần các vùng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhằm sử dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả, giảm bớt đầu tư xây dựng về giao thông vận tải.

(2) Đảm bảo phân bố lao động một cách hợp lý giữa các vùng kinh tế của đất nước bằng cách chuyên môn hóa triệt để nền sản xuất cho từng vùng, nhưng đảm bảo phát triển kinh tế tổng hợp cho mỗi vùng.

(3) Gắn liền sản xuất nông nghiệp với công nghiệp bằng cách bố trí cân đối công nghiệp lớn trong phạm vi toàn quốc, tạo nên các đô thị mới và các trung tâm

(4) Phát triển các vùng kinh tế mới, hỗ trợ các vùng chậm phát triển.

1.3.1.2. Các nước tư bản phát triển

- Trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ 2: Nghiên cứu qui hoạch vùng thực hiện chưa nhiều và chủ yếu mang đặc điểm của các sơ đồ kiến trúc hay những ý đồ cố gắng làm tốt hơn các mạng lưới giao thông, bảo vệ phong cảnh, điều chỉnh việc xây dựng các vùng ở gần hay bao quanh các đô thị như qui hoạch vùng than Đônkatxtơ (Anh, 1922- 1923), vùng NewYork lớn (Mỹ, 1935- 1936)...

- Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ 2: Do sự xuống cấp, bế tắc của các đô thị, thành phố lớn nên công tác nghiên cứu và đề xuất, thực hiện đồ án qui hoạch được xúc tiến mạnh mẽ với 2 vấn đề cần giải quyết:

+ Hạn chế sự phình quá to, quá nhanh và quá lớn của các đô thị bằng các giải pháp qui hoạch vùng hợp lý để hạn chế sự tập trung quá lớn những xí nghiệp công nghiệp, dân cư vào các đô thị lớn.

+ Phân bố hợp lý hơn công nghiệp và dân cư bằng cách giảm bớt các vùng chật chội, đưa từng bộ phận công nghiệp và dân cư sang các vùng khác của cả nước.

Các đồ án qui hoạch các vùng đô thị lớn là vùng Lônđôn lớn (1943-1946), các cụm công nghiệp của thành phố Pari, Oasinhtơn, Tokyo; các vùng công nghiệp thủy năng... Đồng thời, nhiều hội nghị Quốc tế về qui hoạch vùng Liên hiệp quốc đã được tổ chức và khẳng định là một biện pháp trọng yếu giúp cho đất nước phát triển toàn diện, là việc phân bố các nguồn dự trữ quốc gia để đạt hiệu quả kinh tế và xã hội ở mức tối đa (Hội nghị Tôkyo, 1958). Các nhà khoa học cũng nhận định rằng, qui hoạch vùng cho phép:

- Phân chia các đô thị lớn thành các đơn vị nhỏ hơn với các chức năng khác nhau. - Xác định mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị, các bộ phận trong vùng và giữa các vùng.

- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, dự trữ thiên nhiên.

- Hướng vào sự phát triển tổng hợp của và các vùng và kích thích khai thác các vùng.

- Từ những năm 1960 đến nay: Do sự phát triển chính sách khu vực và việc kế hoạch hóa kinh tế địa phương mà qui hoạch vùng có một sự kích thích mới và mở rộng phạm vi. Ở nhiều nước, qui hoạch vùng đã bao trùm lên toàn bộ hay một bộ phận quan trọng của quốc gia (Pháp, Đức, Thụy Sĩ...). Đã thành lập hệ thống tổ

ban hành các luật lệ qui hoạch. Điểm chuyển biến rõ rệt là các nhà qui hoạch thống nhất quan điểm tiến bộ và phương pháp đổi mới trong qui hoạch vùng.

* Qui hoạch vùng ở Anh

Trong các nước tư bản, Anh là nước đi đầu, nghiên cứu và vận dụng rộng rãi các thành tựu, tiến bộ khoa học về công tác qui hoạch vùng. Năm 1919 đã có một Luật về Qui hoạch đô thị. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nghiên cứu qui hoạch vùng đặc biệt phát triển như qui hoạch mỏ than Đonkatxtơ, qui hoạch một số đô thị lớn như London, vùng Liverpool. Họ đã thực hiện một chương trình thí nghiệm lớn nhất trong thế giới tư bản về xây dựng các thành phố mới, thành phố vệ tinh. Các đạo luật lần lượt ra đời như: 1943- 1948, đạo luật về phân bố công nghiệp, về qui hoạch thành phố và nông thôn; 1946 về thành phố mới; 1955 về sự phát triển các thành phố và việc tạo ra các vành đai xanh. Theo luật này các cơ quan hành chính đô thị và các lãnh thổ (tỉnh, huyện) có quyền đề ra việc nghiên cứu qui hoạch xây dựng đô thị trên vùng đất thuộc quyền quản lý.

Nhiệm vụ của qui hoạch vùng nước Anh là:

- Đưa ra tỷ lệ hợp lý và thích hợp giữa việc bố trí công nghiệp và dân cư để tránh sự đi lại không cần thiết của người dân từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.

- Hợp lý hóa các đường giao thông để có thể sử dụng tối đa phương tiện phục vụ hiện có và đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất những nguồn tài nguyên dự trữ.

- Cải thiện và mở rộng các hệ thống phục vụ bao gồm tất cả các thể loại nhằm yêu cầu nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của các điểm dân cư.

- Phân bố đất đai nông nghiệp để có thể sử dụng một cách tốt nhất nguồn dự trữ thiên nhiên như dự kiến khu vực hồ chứa nước, trồng rừng...

Tuy vậy, do đặc thù của chế độ tư bản là sở hữu tư nhân về đất đai nên công tác qui hoạch vùng còn có những thiếu xót:

- Tổ chức, chỉ đạo và quản lý trong một vùng còn do nhiều cơ quan khác nhau phụ trách, thiếu sự thống nhất chung về quan điểm, cách giải quyết. Thực tế giải quyết còn riêng rẽ, ít tổng hợp.

- Thiếu sự hợp tác giữa các cấp chính quyền, giữa cơ quan kế hoạch với cơ quan qui hoạch của địa phương nên khó khăn trong việc thực hiện điều chỉnh qui hoạch.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w