- Đất nông nghiệp Đất đồ
5.2.1. Chương trình phát triển bền vững ở một số nước trên thế giớ
a, Thụy Điển
- Phương pháp tiếp cận của Thụy Điển là áp dụng khung thời gian liên thế hệ cho quy trình quản lý chiến lược
- Các mục tiêu trong chiến lược PTBV quốc gia của Thụy Điển được mở rộng để tính cho 1 thế hệ (25 năm). Chiến lược này xem xét tính toán cho
Các mục tiêu văn hóa xã hội Các mục tiêu kinh tế Các mục tiêu MT
- Năm 2001, Thuỵ Điển xuất bản bộ chỉ tiêu PTBV lần thứ nhất trước khi soạn thảo chiến lược PTBV. Bộ có 30 chỉ tiêu gồm 4 nhóm chủ đề tập trung vào 3 nôi dung chủ yếu :kinh tế, xã hội, môi trường
b, Thái Lan
- PTBV đã trở thành vấn đề ngày càng quan trọng của Hoàng gia Thái Lan. Thái Lan, là một thành viên của Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn Kế hoạch Johannesburg thực hiện (JPOI) tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg vào năm 2002.
- Khuôn khổ khái niệm và tầm nhìn cho sự phát triển bền vững ở Thái Lan được trình bày tóm tắt trong hình 3 dưới đây:
- Đến năm 2006, các chính sách và kế hoạch phát triển quốc gia của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia của Thái Lan đã được sửa đổi để phù hợp với khuôn khổ của Liên hợp quốc về PTBV. Chúng bao gồm 9 và 10 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia (2000-2006) và (2007-2010) cũng như việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 (1992) và Chương trình nghị sự địa phương 21 (1992) trong vòng mười năm qua (1997 - 2006).
- Kinh tế Quốc gia và Kế hoạch phát triển xã hội: Tập trung vào phát triển toàn diện trong khuôn khổ PTBV và sử dụng Triết học Kinh tế như một phương châm cho sự phát triển cân bằng, bằng cách nhấn mạnh sự ổn định, minh bạch, trách nhiệm, phân phối phát triển bình đẳng, tài nguyên thiên nhiên bền vững và quản lý môi trường, và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia.
- Việc giám sát và điều phối việc thực hiện và bản dịch của hướng dẫn phát triển bền vững vào quá trình ra quyết định là được thực hiện bởi Trung tâm Tài nguyên UNRP khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. NESDB phục vụ như là một đầu mối để thực hiện ở cấp quốc gia. Chính phủ quốc gia vẫn còn phải đối mặt với các thách thức đối với độc lập thực hiện chiến lược và xây dựng năng lực cho các cơ chế quản trị của nó.
c, Trung Quốc
- Ngay sau hội nghị thượng đỉnh về môi trường về môi trường và phát triển được tổ chức ở RIO(Braxin) ngay 13 đến 14 tháng 6 năm 1992, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng chương trình nghị sự 21 về PTBV từ ngày 2 tháng 7 năm 1992, sau một năm rưỡi biên soạn đến tháng 7 năm 1994 hoàn thành.
- Khuôn khổ chương trình gồm 20 chương gồm 78 lĩnh vực. Nội dung chương trình gồm 4 mục chính:
+ Thứ nhất: Có 6 mục về chiến lược, chính sách chung về PTBV. + Thứ hai : Có 5 phần PTBV về xã hội.
+ Thứ ba: 4 nội dung PTBV về kinh tế. + Thứ tư: 5 nội dung về bảo vệ TNMT.
- Ở Trung Quốc, trung tâm quản lý Angenda 21 Trung Quốc đã được thành lập, tạo điều kiện thúc đấy việc thực hiện Angenda 21và sự PTBV ở Trung Quốc.
- Để ứng dụng vào thực tiễn, Trung Quốc đã sử dụng cách tiếp cận “tiết kiệm khôn ngoan”, cách tiếp cận này đã được ngân hàng thế giới sử dụng.
- PTBV ở Trung Quốc gồm 80 chỉ tiêu thuộc 6 nhóm.
+ Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm 16 chỉ tiêu phân theo 6 chủ đề: mức sống, cấu trúc, hiệu quả,năng lực
+ Nhóm chỉ tiêu tài nguyên gồm 18 chỉ tiêu phân theo 7 chủ đề: nước, đất, rừng, biển, thảo nguyên, khoáng sản, năng lượng.
+ Nhóm chỉ tiêu môi trường gồm 16 chỉ tiêu phân theo 7 chủ đề: ô nhiễm, đất, không khí, chất thải rắn, bệnh tật, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường
+ Nhóm chỉ tiêu xã hội gồm 16 chỉ tiêu và 5 chủ đề: nghèo đói, việc làm , mức sống, y tế, bảo hiểm xã hội .
+ Nhóm chỉ tiêu dân số gồm 7 chỉ tiêu, 2 chủ đề: cấu trúc , giáo dục .
+ Nhóm chỉ tiêu khoa học và công nghệ gồm 7 chỉ tiêu phân theo 2 chủ đề: đóng góp, phát triển .
d, Canada
- Phương pháp tiếp cận của Canada là giao trách nhiệm PTBV cho từng bộ, ban ngành riêng lẻ, trong đó yêu cầu 25 bộ cứ 3 năm một lần phải đệ trình lên quốc hội các chiến lược PTBV của bộ mình
- Năm 2003, Canada bổ sung cho quy trình này thông qua một tài liệu dự thảo xác định tiến trình tiến tới chiến lược PTBV của liên bang và dựa trên sự phối hợp với các chiến lược PTBV cấp bộ
+ Hồ sơ cấp bộ + Xác định vấn đề
+ Báo cáo về các tham vấn + Mục tiêu, mục đích và kết quả
+ Đo lường, phân tích và báo cáo kết quả hoạt động