- Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư.
3.4.3. Qui hoạch cơ sở hạ tầng
3.4.3.1. Cơ sở hạ tầng trong phát triển kinh tế- xã hội a, Cơ sở hạ tầng trong phát triển kinh tế- xã hội
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội, được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian để phục vụ cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất. Nó là một cơ cấu thành phần của vùng.
Nó bao gồm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như lĩnh vực sản xuất (hạ tầng kỹ thuật) đến các lĩnh vực phi sản xuất (y tế, bảo hiểm, giáo dục, văn hóa…)
Cơ sở hạ tầng có đặc điểm:
- Là điều kiện sản xuất và tiêu dùng cho vùng. - Có khả năng phục vụ mọi thời điểm.
- Ảnh hưởng đến tái sản xuất xã hội là tổng hợp, đồng bộ và thống nhất. - Thời gian sử dụng lâu dài nên cần khai thác, sử dụng có hiệu quả, cần có sự cải tạo và xây mới.
Chức năng của cơ sở hạ tầng phân thành:
- Chức năng vùng: Các công trình và thiết bị của CSHT gắn chặt chẽ với lãnh thổ vùng và có tính toàn diện, đồng bộ, chủ yếu phục vụ cho vùng.
- Chức năng quốc gia, quốc tế: các công trình và trang thiết bị của chúng phục vụ cho một phần, cho quốc gia, quan hệ hợp tác quốc tế (đường xuyên quốc gia, đường điện, đường ống dẫn dầu, dẫn khí…)
Giữa các chức năng này có sự đan xen, hỗ trợ nhau, trong đó chức năng phục vụ địa bàn lớn cũng là chức năng phục vụ địa bàn nhỏ vì thế trong qui hoạch vùng cần tính đến chức năng phục vụ của riêng từng vùng và của chung nhiều vùng hay toàn quốc gia, quốc tế tổng hợp lại.
3.4.3.2. Mục tiêu và xu hướng phát triển của cơ cấu hạ tầng * Mục tiêu:
Tạo lập sự phát triển hài hoà, cân đối và đồng bộ cơ sở hạ tầng, phù hợp với sự phát triển của cơ cấu các thành phần khác trong vùng, nâng cao và đáp ứng toàn diện những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Đồng thời, nó góp phần thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dân về số lượng và chất lượng, giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh tập trung hoá, chuyên môn hoá trong quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng, theo các yêu cầu kinh tế và kỹ thuật, tuy vậy một số lĩnh vực vẫn cần phải phân tán để phục vụ nhu cầu tại chỗ hoặc cho các khoảng lân cận
- Tăng cường liên kết trong không gian giữa các ngành, các lĩnh vực của hạ tầng cơ sở, để đáp ứng tổng hợp sự phát triển của phong cách sống và nhu cầu sống của con người
- Thay đổi tổ chức không gian và chức năng của các lĩnh vực, các ngành, các công trình và trang thiết bị của cơ sở hạ tầng trong tái sản xuất xã hội, để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
- Giảm bớt sự khác biệt giữa các vùng, giữa các khu vực trong vùng về nhu cầu sử dụng các công trình, trang thiết bị của hạ tầng cơ sở
- Gia tăng số lượng lao động trong các lĩnh vực của hạ tầng cơ sở sẽ nhanh hơn nhiều so với những lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.
3.4.3.3. Cơ cấu của hạ tầng cơ sở a, Cơ cấu:
Phân loại gồm: hạ tầng hành chính, chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hóa – xã hội, y tế và chăm sóc xã hội, giáo dục - đào tạo, du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao, v.v…
- Các nhóm chức năng:
+ Theo mức độ sử dụng thường xuyên: thời gian ngắn (hàng ngày), chu kỳ (hàng năm, tháng), không chu kỳ (nhất thời, hiếm hoi).
+ Theo ý nghĩa phục vụ: cho toàn dân, cho từng nhóm, cho nội bộ.
+ Theo mức độ ổn định: phục vụ theo phân cấp hành chính - không theo phân cấp hành chính, phục vụ thường xuyên - không thường xuyên.
+ Theo hướng của công trình phục vụ, quan hệ: phục vụ tập trung (hướng tâm), phân tán (li tâm).
+ Bán kính phục vụ, quan hệ (chức năng phục vụ): Trong vùng (bao gồm cả cục bộ), ngoài vùng (bao gồm cả cục bộ và trong vùng).
b, Phân cấp nhu cầu sử dụng
a/ Cấp 1: Nhu cầu cơ sở phạm vi hẹp (cấp thiết và thường xuyên) bao gồm các cửa hàng phục vụ hàng ngày, các nhà hàng ăn uống, cửa hàng uốn tóc, trạm xăng, cửa hàng sửa chữa xe, nhà trẻ, mẫu giáo…
b/ Cấp 2: Nhu cầu cơ sở mở rộng (hàng tuần) như cửa hàng bách hóa, phòng khám đa khoa, hiệu thuốc, thư viện, rạp chiếu phim…
c/ Cấp 3: Nhu cầu đặc biêt phạm vi hẹp (hàng tháng) bao gồm bệnh viện đa khoa cấp huyện, nhà văn hóa, thư viện…
d/ Cấp 4: Nhu cầu đặc biệt mở rộng (không theo chu kì, không thường xuyên) bao gồm các cửa hàng điện máy, siêu thị, khách sạn quốc tế, bệnh viện chuyên khoa, bảo tàng, thư viện…
c, Phân cấp trung tâm dịch vụ công cộng trong vùng
Trên cơ sở ý nghĩa khác nhau của các công trình phục vụ và dịch vụ công cộng đối với nhu cầu sử dụng của dân cư trong vùng và sự phân bố khác nhau các công trình này trong khu dân cư (chủ yếu các vùng đô thị), các trung tâm dịch vụ công cộng được phân loại như sau:
- Trung tâm xã có ý nghĩa phục vụ trong xã, có thể là một làng lớn hoặc một thị tứ.
- Trung tâm liên xã (tiểu vùng) có ý nghĩa phục vụ cho nhiều xã (hay một phần lãnh thổ của huyện).
- Trung tâm huyện có ý nghĩa phục vụ cho nhiều huyện (hay một phần lãnh thổ của tỉnh).
- Trung tâm tỉnh có ý nghĩa phục vụ cho lãnh thổ một tỉnh.
- Trung tâm quốc gia (thủ đô) có ý nghĩa phục vụ cho lãnh thổ một quốc gia. - Trung tâm liên huyện từng phần: Chủ yếu có ý nghĩa phục vụ cho một huyện, song có một hay hai công trình có phạm vi vượt ra ngoài huyện. Đây là trung tâm chuyển tiếp giữa trung tâm huyện và liên huyện.
- Trung tâm tỉnh từng phần: Chỉ có ý nghĩa phục vụ một số mặt hay lĩnh vực cho toàn tỉnh, là trung tâm chuyển tiếp trung tâm huyện và trung tâm tỉnh
Hình 3. Phân cấp nhu cầu sử dụng và phân cấp trung tâm dịch vụ công cộng
Ngoài phân cấp trung tâm theo ý nghĩa phục vụ đối ngoại trên còn có thể sử dụng phương pháp tính toán về sự chênh lệch số máy điện thoại của điểm dân cư đó so với số máy điện thoại trung bình của dân số vùng; phương pháp dựa trên số lượng cán bộ nhân viên của cơ quan lãnh đạo quản lý các ngành trọng điểm của điểm dân cư đó; hay phương pháp dựa trên số lượng các cơ sở dịch vụ của thương nghiệp…
3.4.3.4. Cơ cấu và các mối quan hệ của hạ tầng kỹ thuật
- Hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, cấp – thoát nước, xử lý chất thải phát triển đáp ứng yêu cấu phát triển và liên kết KT=XH đòi hỏi:
- Mạng lưới giao thông liên lạc (đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ, đường ống, v.v.) đồng bộ và thuận tiện để liên kết các hoạt động KT-XH của các điểm dân cư, các ngành sản xuất trong vùng
Có thể chia ra: giao thông gần, giao thông vùng, giao thông xa
- Hệ thống và mạng lưới cấp năng lượng phải được tiếp nối với hệ thống vùng, quốc gia hay quốc tế để thoả mãn nhu cầu năng lượng của các cơ sở và hình thức sử dụng trong vùng
- Hệ thống cấp – thoát nước được khai thác và tinh chế từ ngoại thành, ngoại thị; bảo vệ nguồn nước trong các đô thị, ven đô và các điểm dân cư nông thôn; sử dụng nước hợp lý theo luật và theo lợi ích của các điểm dân cư đô thị và ngoại thị
3.4.3.5. Quy hoạch cơ cấu cơ sở hạ tầng * Nguyên tắc chung
Nhiệm vụ của qui hoạch phát triển KT-XH vùng, quốc gia là tạo ra sự phát triển cân đối và có kế hoạch. Về mặt tổ chức không gian của tổng thể CSHT là đối tượng của qui hoạch vùng ở trung ương và địa phương. Riêng trong nội bộ ngành thì cũng là đối tượng qui hoạch ngành ở trung ương và địa phương.
- Hạ tầng cơ sở phải được qui hoạch và phát triển đồng bộ và luôn nhất quán với qui hoạch và phát triển của dân cư, của sản xuất và các điểm dân cư trong vùng. Do đó, UBND các cấp phải chịu trách nhiệm cao về qui hoạch CSHT.
- Soạn thảo và ban hành các nguyên tắc và qui chế trong cả nước, trong các vùng về phát triển CSHT, trong phạm vi trách nhiệm và quản lý của các ban ngành Các nguyên tắc và qui chế này được soạn thảo phải căn cứ vào tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất, đồng thời phải chú ý đến quan hệ hợp tác quốc tế của những cơ quan và đơn vị tham gia.
* Nguyên tắc cụ thể
- Phù hợp các chính sách KT-XH và phải đồng bộ để:
+ Phục vụ hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo mở rộng qui mô sản xuất, đặc biệt là các biện pháp gia tăng năng lượng.
+ Thường xuyên giảm bớt chi phí, giá thành và tăng khả năng phục vụ của CSHT cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân thông qua đẩy mạnh tăng cường trong các ngành, lĩnh vực CSHT.
+ Nâng cao mức sống của nhân dân và thu hẹp khoảng cách mức sống giữa các vùng, lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn.
+ Cần xác định tỷ lệ cân đối cho CSHT chung và CSHT từng ngành, trước hết là xác định tỷ lệ lao động, xây dựng cơ bản, trang thiết bị cho CSHT trong từng vùng, xây dựng nhà bổ sung và hoàn thiện CSVCKT cho sản xuất.
- Tăng cường cải tạo hệ thống CSHT đã có và phát triển mới, mở rộng mạng lưới và công trình để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của sản xuất và đời
sống nhân dân với kinh phí thấp nhất, xóa bỏ dần sự chênh lệch về mức độ, chất lượng phục vụ giữa các vùng, giữa các đô thị và nông thôn.
- Phân bố công trình và mật độ cơ sở hạ tầng phải phù hợp với phân bố và mật độ sản xuất và dân cư. Các vùng có chức năng đặc biệt cần phải được trang bị CSHT thích ứng như thủ đô, thủ phủ các tỉnh…
- Tuân thủ các giới hạn tập trung tối đa (ngưỡng tối đa) của các ngành, các lĩnh vực. Vì thế, qui hoạch vùng và qui hoạch CSHT phải cộng tác để tìm ra cách giải quyết hợp lý, phù hợp với công nghệ, tổ chức và kinh tế vùng cũng như yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong việc phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân trong các vùng quá đông hoặc quá thưa dân, nhất là trong các điểm dân cư nhỏ. Tuy nhiên, cũng cần đề cập đến định hướng phát triển của dân trong tương lai, đến tiêu chuẩn, qui phạm qui hoạch và thiết kế cho từng loại tiểu dân cư.
- Gia tăng lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng một cách cân xứng sao cho sử dụng lao động thấp mà vẫn đảm bảo công suất và chất lượng phục vụ.
- Phải được quy hoạch và phát triển đồng bộ, phải tính đến khả năng phục vụ trong tương lai. Do đó cần phải dự thảo phát triển dài hạn và có kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn cho các ngành, các lĩnh vực, các cơ quan lãnh đạo, quản lý tham gia.
- Phải được chính quyền địa phương xem xét và phê duyệt kế hoạch phát triển với các nhiệm vụ và lĩnh vực sau:
+ Phát triển về chỗ ở của địa phương mình như xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở và các công trình công cộng.
+ Các đường lối cơ bản phát triển giáo dục đào tạo, y tế và xã hội, du lịch và nghỉ dưỡng cũng như đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương.
+ Phát triển giao thông, các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.