ứng đòi hỏi trước mắt để phát triển kinh tế vùng, tức là số năm phục vụ với cường độ khai thác, sử dụng thích hợp; 2/ mức độ đảm bảo nhu cầu về số lượng đối với phát triển KT-XH và bố trí sức sản xuất vùng trong tương lai, tức là dự báo lượng nhu cầu tương lai của tài nguyên.
Khi đánh giá phải làm rõ số lượng tuyệt đối của các loại TNTN, nghiên cứu qui mô khả năng khai thác, giá trị kinh tế sau khai thác. Với những tài nguyên đã khai thác cần làm rõ mức độ đảm bảo về số lượng của tài nguyên với hiện trạng sản xuất của vùng. Ngoài ra, căn cứ vào vị trí trong kinh tế vùng về mức độ đảm bảo và sản xuất hiện trạng để nghiên cứu ưu thế và tiềm lực tài nguyên của vùng.
- Đánh giá chất lượng: Chủ yếu khảo sát giá trị có khả năng sử dụng của tài nguyên và mức độ thích hợp đối với ngành sản xuất nhất định
- Đánh giá về đặc trưng phân bố địa lý và đặc trưng tổ hợp của TNTN: cần xem xét về phân bố của chúng so với các tuyến đường giao thông, khoảng cách
- Về phương thức hoặc phương hướng khai thác sử dụng khả năng của TNTN và tiền đề kinh tế công nghệ khai thác sử dụng: Cần nghiên cứu để lựa chọn phương thức, hoặc phương hướng sử dụng để lựa chọn phương thức khai thác phù hợp.
- Đánh giá hiệu ứng khai thác sử dụng TNTN, tức là xem xét các tác động đến môi trường, đến KT-XH khi khai thác. Việc đánh giá phải có thái độ khách quan, khoa học, xem xét cả hiệu ứng dương, hiệu ứng âm, tức là tính đến tình hình tốt nhất, thông thường và xấu nhất mới có thể đảm bảo độ tin cậy khi đánh giá.
Khung 2.4. Tài nguyên khoáng sản ở Bắc Trung Bộ
Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có khoáng sản phong phú đa dạng, nổi bật về một số tài nguyên khoáng sản tập trung so với vùng khác. So với cả nước, Bắc Trung Bộ chiếm 100% trữ lượng crômit, 80% trữ lượng thiếc, 60% trữ lượng sắt, 40% trữ lượng đá vôi xi măng, ở trong vùng các khoáng sản có giá trị kinh tế được xếp theo thứ tự là: