Các khái niệm về phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 135 - 137)

- Đất nông nghiệp Đất đồ

5.1.4. Các khái niệm về phát triển bền vững

- Theo Herman Daly: “Một thế giới bền vững là thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo (như rừng, nước, các sinh vật…) nhanh hơn khả năng tự tái tạo của tài nguyên này. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các tài nguyên không tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch…) nhanh hơn quá trình tìm ra các loại thay thế cho loại tà nguyên không tái tạo này”.

à Chỉ hợp lý về mặt lý thuyết.

- WCED – 1987 (Định nghĩa Brundtland): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.

à Điều kiện để PTBV là phải có sự chuyển giao các nguồn lực cho pt KT – XH, sao cho thế hệ tương lai vẫn đủ số lượng nguồn lực không ít hơn thế hệ hiện tại đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn thế hệ hiện tại.

- Tác giả Tatyana P.Soubbtina: “PTBV cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, thực hiện điều này trên đồng thời cả 3 lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau: kinh tế, xã hội và môi trường”

à PTBV là sự hợp giao của 3 mục tiêu chính: + Mục tiêu KT

+ Mục tiêu xã hội + Mục tiêu môi trường

- Định nghĩa được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng quát như: “PTBV là các hành động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện của các sự sống trên Trái Đất”.

- Hay theo quan điểm của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đưa ra năm 1980: “PTBV là cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các hành động ngắn hạn cũng như dài hạn”.

- Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng khái niệm của WCED được sử dụng rộng rãi và công nhận PTBV là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội và bảo vệ MT.

Hình 5.1. Sơ đồ minh họa cho sự PTBV

Quan niệm về PTBV dần được bổ sung bởi các nhà khoa học tại các Hội nghị về MT toàn cầu RIO- 92, RIO- 95, theo đó: PTBV được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp giữa 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên (MT), hệ kinh tế và hệ văn hóa- xã hội (hình 1.4)

- Trong mục 4 điều 3 bộ luật BVMT số 52 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, có định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w