nông sản thế mạnh Việt Nam
3.2.2.1 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản thế mạnh
Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chế biến trong thời gian gần đây, Bảng 3.3 cung cấp thông tin về kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu từng mặt hàng này từ 2011 – 2013. Bảng 3.3 Kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu
(tỷ USD) Tốc độ tăng trƣởng (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giai đoạn 2011-2013 Rau củ 0,56 0,69 0,72 24,3 4,1 13,7 Các loại quả và hạch 1,72 1,98 2,21 14,9 11,5 13,2 Cà phê, chè và gia vị 3,77 4,64 3,99 22,9 -14,0 2,8 Gạo 3,66 3,68 2,93 0,4 -20,5 -10,6 Cao su 2,99 2,50 1,82 -16,5 -27,1 -22,0 Còn lại 0,17 0,12 0,14 -32,9 23,8 -8,9 Tổng 12,88 13,60 11,81 5,7 -13,2 -4,3
Nguồn: UNComtrade, 2011 – 2012; Tổng cục thống kê, 2013 Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2013 2013 1
2011
Kimngach Kimngach
(%)
Nhìn chung, kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản là không đều trong giai đoạn 2011 – 2013. Về kim ngạch xuất khẩu, hai nhóm hàng Cà phê, chè và gia vị và Gạo có kim ngạch cao nhất, Các
38
loại quả và Cao su cũng có trị giá xuất khẩu tƣơng đối cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản lại có những dấu hiệu không mấy khả quan. Năm 2013, cả ba nhóm mặt hàng chủ lực là Cà phê, chè, gia vị; Gạo và Cao su lại sụt giảm mạnh về giá trị xuất khẩu, dẫn tới tốc độ tăng trƣởng âm lên tới 27,1% đối với hàng Cao su. Cao su cũng là mặt hàng duy nhất có tốc độ tăng trƣởng âm trong cả hai năm 2012 và 2013, là mặt hàng có trị giá xuất khẩu giảm mạnh nhất trong cả giai đoạn. Điều này có nguyên nhân do cung cao su trên thế giới trong những năm gần đây dƣ thừa, dẫn tới giá xuất khẩu giảm mạnh trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, Gạo cũng là một mặt hàng nông sản không có sự tăng trƣởng trong xuất khẩu, có thể do áp lực cạnh tranh cao và nhu cầu trên thế giới giảm.
Kết quả tính toán tỷ trọng các mặt hàng này từ Bảng 3.3 cho kết quả về sự chuyển dịch đáng chú ý. Với giá trị xuất khẩu đƣợc duy trì tƣơng đối cao trong cả giai đoạn, nhóm Cà phê, chè và gia vị chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng từ 29,3% năm 2011 lên 33,8% năm 2013. Gạo tuy có kim ngạch xuất khẩu cao, nhƣng trong cả hai năm gần đây 2012 và 2013 có sự sụt giảm mạnh mẽ, nên tỷ trọng chỉ chiếm 24,8% năm 2013 so với 28,4% năm 2011. Cao su và mặt hàng Các loại quả và hạch đã hoán đổi vị trí thứ ba về cả kim ngạch và tỷ trọng trong thứ tự các mặt hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu cao nhất. Theo đó, năm 2011 Cao su chiếm tỷ trọng 23,2% và Các loại quả và hạch chỉ chiếm 13,4%. Đến năm 2013, các con số này ở hai mặt hàng trên lần lƣợt là 15,4% và 18,7%. Điều này cho thấy những mặt hàng nông sản thực phẩm mang tính nhiệt đới cao nhƣ hạt điều, trái cây nhƣ chuối, dƣa hấu, đu đủ… của Việt Nam đã chứng tỏ đƣợc vị thế và nhận đƣợc nhu cầu ngày càng cao trên thị trƣờng quốc tế.
3.2.2.2 Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản thế mạnh
Sản lƣợng xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và mối quan hệ giữa sản lƣợng sản xuất và xuất khẩu đƣợc thể hiện ở Bảng 3.4.
39
Bảng 3.4 Sản lƣợng sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu một số loại nông sản chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013 (nghìn tấn)
2011 2012 2013
Sản xuất Xuất khẩu Sản xuất Xuất khẩu Sản xuất Xuất khẩu
Lúa gạo 42.398,5 7.112,2 43.661,8 8.016,1 44.076,1 6.592,4 Cà phê 1.276,6 1.256,4 1.292,4 1.732,2 1.289,5 1.301,9 Chè 878,9 133,9 923,1 146,7 921,7 141,4 Điều 309,1 178,5 297,5 221,5 277,7 261,2 Cao su 789,3 713,5 877,1 853,8 949,1 745,3 Sắn 9.897,9 2.680,2 9.745,5 4.227,6 9.742,5 3.140,4 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2013
Qua số liệu ở Bảng 3.4, trừ mặt hàng Điều, các sản phẩm còn lại đều có đặc điểm chung là sản lƣợng xuất khẩu tăng ở năm 2012 nhƣng lại giảm ở năm 2013. Trong đó, Gạo và Cà phê là hai mặt hàng có sự tăng giảm sản lƣợng xuất khẩu qua các năm đột biến nhất. Sản lƣợng xuất khẩu Gạo năm 2012 tăng 12,7% so với năm 2011 nhƣng năm 2013 lại giảm mạnh 17,8% so với năm trƣớc đó. Trong khi đó, biên độ tăng giảm này đối với Cà phê lại cao hơn nhiều so với Gạo. Năm 2012, Cà phê có sản lƣợng xuất khẩu tăng đến 37,9% so với năm 2011 nhƣng năm sau đó lại giảm 24,8%. Tuy nhiên, tính chung cả giai đoạn, Cà phê vẫn có sự tăng trƣởng về sản lƣợng xuất khẩu trong khi Gạo lại tăng trƣởng âm. Trái lại, Điều là mặt hàng duy nhất có sản lƣợng xuất khẩu tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng trƣởng trung bình cả giai đoạn xấp xỉ 21%. Đây có thể là một trong những nguyên nhân cho sự tăng trƣởng vƣợt bậc về kim ngạch xuất khẩu của Nhóm hàng Các loại quả và hạch nhƣ đã đề cập ở trên.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa sản lƣợng sản xuất trong nƣớc và sản lƣợng xuất khẩu nảy sinh một số điểm quan trọng. Các sản phẩm bao gồm Cà phê, Điều và Cao su có sản lƣợng xuất khẩu chiếm tỷ trọng đặc biệt cao trong sản lƣợng sản xuất trong nƣớc. Cá biệt hơn, Cà phê lại có sản lƣợng xuất khẩu cao hơn cả sản lƣợng sản xuất trong nƣớc trong hai năm 2012 và 2013. Cao su cũng có tỷ trọng sản lƣợng xuất khẩu/sản xuất cao, năm 2012 lên tới 97,3%. Do nhu cầu tiêu dùng nội địa về hai mặt hàng trên khá cao, nên các số liệu trên dƣờng nhƣ đã đặt ra một câu hỏi lớn. Trên cơ sở về sự phát triển của các nhà máy chế biến cà phê và cao su trong nƣớc và vị trí cửa ngõ của Việt Nam trong giao thông thƣơng mại quốc tế, hiện tƣợng này theo tác giả phỏng đoán, là do Việt Nam đóng vai trò trung gian trong thƣơng mại, nhập khẩu các mặt hàng này từ hai nƣớc bạn Lào và Campuchia, sau đó xuất khẩu ra các thị trƣờng lớn hơn trên thế giới. Các số liệu thống kê từ UNComtrade cho thấy,
40
Việt Nam là quốc gia Campuchia xuất khẩu cao su sang nhiều nhất, với sản lƣợng năm 2011 và 2012 xấp xỉ 46 và 51 nghìn tấn, năm 2013 đạt hơn 46 nghìn tấn. Trong khi đó, Lào lại là quốc gia Việt Nam nhập khẩu cà phê với sản lƣợng cao nhất, năm 2011 đạt hơn 5 nghìn tấn và 2012 vào khoảng 4 nghìn tấn. Với vị trí địa lý gần kề các vùng kinh tế chuyên sản xuất cao su và cà phê ở Việt Nam, hai đất nƣớc này sở hữu những đặc điểm về khí hậu và thổ nhƣỡng tƣơng đồng để đặc biệt phát triển về hai loại cây này. Ngoài ra, đây cũng là hai địa điểm mà Tập đoàn Cao su Việt Nam VRG và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, hai tập đoàn chuyên về sản xuất và xuất khẩu cao su lựa chọn để mở rộng nguồn nguyên liệu đầu vào cao su của mình. Đó có thể là những nguyên nhân giải thích cho hiện tƣợng dƣờng nhƣ là nghịch lý giữa sản lƣợng xuất khẩu và sản lƣợng sản xuất trong nƣớc của một số mặt hàng nông sản ở Việt Nam.
Để phân tích rõ hơn về mức độ ảnh hƣởng của yếu tố sản lƣợng xuất khẩu lên giá trị xuất khẩu của các loại sản phẩm nông sản, Bảng 3.5 cung cấp các thông tin về sự tăng (+) hay giảm (-) của sản lƣợng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của năm 2012 so với năm 2011 và năm 2013 so với năm 2012. Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của hai năm 2012 và 2013 so với năm trƣớc đó 2012/2011 2013/2012 Sản lƣợng Kim ngạch Sản lƣợng Kim ngạch Lúa gạo + + - - Cà phê + + - - Chè + + - + Điều + + + + Cao su + - - - Sắn + + - - Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhìn chung, đa số các mặt hàng nông sản đều có sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu biến động cùng chiều, tức khi sản lƣợng xuất khẩu tăng thì kim ngạch xuất khẩu cũng tăng và ngƣợc lại. Tuy nhiên, ở mặt hàng Cao su, năm 2012, sản lƣợng xuất khẩu cao su tăng nhƣng giá trị xuất khẩu lại giảm. Điều này có thể đƣợc giải thích rằng, cầu sản phẩm cao su trên thế giới là ít co giãn so với giá, nên khi cung cao su tăng, mức giá thế giới giảm và mức giảm của giá lại cao hơn mức tăng của sản lƣợng, nên giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm này giảm. Sang năm 2013, cầu cao su thế giới giảm, dẫn tới cả sản lƣợng và giá thị trƣờng cao su đều giảm, nên kim ngạch xuất khẩu cao su Việt
41
Nam trong năm giảm mạnh. Sự biến động tƣơng tự của cầu thế giới trong năm 2013 đối với các mặt hàng nông sản còn lại cũng có thể là lời giải thích cho sự giảm mạnh về cả giá trị và sản lƣợng xuất khẩu nông sản Việt Nam trong năm. Các số liệu mới nhất về sản lƣợng và giá trị xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2014 đƣợc thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản thế mạnh tính đến tháng 6 năm 2014
Giá trị xuất khẩu tính đến tháng 6/2014
% so sánh cùng kì tháng 6/2013
Sản lƣợng
(nghìn tấn) (triệu USD) Kim ngạch Sản lƣợng (%)
Kim ngạch (%) Cà phê 1.045 2.124 131,7 124,7 Cao su 337 644 88,3 67,0 Gạo 3.203 1.444 90,1 92,0 Chè 57 92 93,4 98,4 Điều 130 829 117,5 119,5 Tiêu 111 790 136,2 147,8 Hàng rau quả - 658 - 132,0 Sắn và sản phẩm từ sắn 1.797 569 87,0 87,2 Tổng - 7.151 - 106,6 Nguồn: Bộ NN&PTNT, 6/2014
Sau 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tính chung có tăng trƣởng so với cùng kì năm 2013, với tốc độ tăng trƣởng là 6,6%. Trong đó, mặt hàng Tiêu là mặt hàng tăng trƣởng ấn tƣợng nhất, với sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu lần lƣợt chiếm đến 136,2% và 147,8% so với 6 tháng đầu năm 2013. Một số sản phẩm khác có sự mở rộng về giá trị sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu là Cà phê, Điều và Hàng rau quả. Trong khi đó, các hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam nhƣ Gạo, Cao su, Chè lại chịu sự sụt giảm về cả sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kì 2013.