2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin, cơ quan ban ngành cụ thể nhƣ sau. Các số liệu về Tổng kim ngạch xuất khẩu Quốc gia và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản phân theo đối tác kinh tế của Việt Nam, tác giả tổng hợp từ UNComtrade và Tổng cục thống kê Việt Nam. Cơ sở dữ liệu của World Bank đƣợc tác giả khai thác các số liệu về GDP, dân số, GDP/ngƣời của các quốc gia. Về Thuế suất nhập khẩu về từng loại mặt hàng của các đối tác nhập khẩu nông sản của Việt Nam, tác giả thu thập từ các thống kê của WTO. Những số liệu điều tra về khoảng cách địa lý giữa các trung tâm kinh tế của các quốc gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Pháp CEPII (Centre d’Etudes Prospectives et d’Informations Internationales) đƣợc tác giả sử dụng trong đo lƣờng về biến DIST. Về phần dự báo, báo cáo của
26
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cung cấp các số liệu dự báo về chỉ tiêu GDP của các nƣớc trong hai năm 2014 và 2015.
Mẫu các đối tác quốc gia đƣợc chọn theo phƣơng pháp “ chọn mẫu có định lƣợng” (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo đó, mỗi quan sát thỏa điều kiện có kim ngạch nhập khẩu nông sản Việt Nam tƣơng đối ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Tổng kim ngạch nhập khẩu của mẫu chiếm xấp xỉ 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của tổng thể. Cụ thể nhƣ bảng sau.
Bảng 2.2 Số quan sát và tỷ lệ đại diện của mẫu
Mặt hàng Số quan sát Tỷ lệ đại diện (%) 2011 2012 2013
Hàng nông sản 276 87,1 90,2 93,4
Gạo 165 78,6 88,2 88,7
Cà phê, chè và các loại gia vị 210 80,6 82,1 97,2
Cao su 153 94,3 94,4 94,8
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Do số quan sát tỷ lệ thuận với số lƣợng thị trƣờng của từng đối tƣợng nghiên cứu trong mô hình nên số quan sát trong mô hình của hàng nông sản là lớn nhất. Tỷ lệ đại diện của mẫu thống kê nhìn chung đều tăng trong giai đoạn 2011 – 2013.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau để giải quyết vấn đề trong từng mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu (1): Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam bằng phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh số trung bình, số tuyệt đối, số tƣơng đối. Các đại lƣợng thống kê mô tả đƣợc sử dụng gồm: Trung bình, Tổng cộng và Độ lệch chuẩn. Phƣơng pháp so sánh tác giả sử dụng hai công cụ là so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối.
- Mục tiêu (2): Sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng Tobit ƣớc lƣợng mô hình hồi quy đa biến các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung và ba mặt hàng cụ thể Gạo, Cà phê, chè và các loại gia vị và Cao su của Việt Nam.
- Mục tiêu (3): Dựa trên kết quả nghiên cứu và tính toán các chỉ số đánh giá tiềm năng thƣơng mại, đề xuất và dự báo tốc độ tăng trƣởng và giá trị xuất khẩu trong hai năm 2014 và 2015 của một số thị trƣờng tiềm năng.
27
Thu nhập bình quân đầu ngƣời GDPpiv
Liền kề biên giới BOR
Quy mô kinh tế
Quy mô thị trƣờng
Khoảng cách địa lý
Tác động của AFTA Thuế suất nhập khẩu GDPiv v POPpiv DIST ASEAN v TAR
Kim ngạch xuất khẩu EXP
2.2.3 Mô hình nghiên cứu
2.2.3.1 Phương trình và phương pháp định lượng
Thông qua quá trình tìm hiểu về Mô hình trọng lực đƣợc sử dụng trong các tài liệu trong và ngoài nƣớc, Mô hình trọng lực đƣợc tác giả sử dụng phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam có các biến phụ thuộc và độc lập nhƣ sau:
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 2.1 Mô hình các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Phƣơng trình định lƣợng có dạng:
0 1 2 3 4
ln EXP ln DG Piv lnPOPiv ln DIST AS AE N ui (2.11) Với: EXP: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia i ở năm t; GDPiv, POPiv: lần lƣợt là tích chỉ số GDP và Dân số của Việt Nam và quốc gia i ở năm t; DIST: khoảng cách địa lý giữa hai trung tâm kinh tế của hai quốc gia; ASEAN: biến giả nhận giá trị 1 nếu quốc gia i là quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Để khắc phục các lỗi chuyển qua log của các giá trị 0 của giá trị xuất khẩu, (2.12) đƣợc điều chỉnh thành phƣơng trình sau:
0 1 2 3 4
28
Do giá trị EXP tính bằng USD, nên việc điều chỉnh trên không ảnh hƣởng nhiều đến mô hình gốc ban đầu. Nhƣ vậy, ở các nƣớc không nhập khẩu nông sản Việt Nam ở một số năm nhất định, giá trị biến phụ thuộc là ln(1) = 0. Để ƣớc lƣợng phƣơng trình định lƣợng này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến bị chặn Tobit. Mô hình Tobit có dạng nhƣ sau:
* 0 i i i i y x u y
Trong đó: yi là biến phụ thuộc; yi* là giá trị biến phụ thuộc trong số liệu thống kê; β là hệ số góc; xi là biến độc lập; ui là yếu tố ngẫu nhiên.
Nhƣ vậy, ƣớc lƣợng Tobit là phù hợp để bao quát các đối tƣợng thị trƣờng có giá trị nhập khẩu nông sản Việt Nam bằng 0. Bên cạnh đó, đối với Mô hình trọng lực sử dụng cho từng nhóm mặt hàng cụ thể nhƣ Gạo, Cao su và Cà phê, chè và gia vị, biến POPiv đo lƣờng quy mô thị trƣờng sẽ đƣợc thay thế bằng biến GDPpiv đo lƣờng khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia, đồng thời đƣợc bổ sung biến TAR về thuế suất nhập khẩu trung bình của đối tác và biến BOR thể hiện sự liền kề biên giới của hai quốc gia. Do hai biến TAR và BOR đã đại diện đƣợc tác động của hàng rào thuế và sự tƣơng đồng về mặt văn hóa – xã hội, nên ở Mô hình trọng lực cho từng mặt hàng, biến ASEAN sẽ không đƣợc sử dụng. Phƣơng trình định lƣợng đối với một mặt hàng có dạng:
0 1 2 3 4 5
ln(1 EX ) P ln DG Piv ln DG Ppiv ln DIST BORTARui (2.13)
2.2.3.2 Giả thuyết về chiều tác động của các biến
Về dấu của biến lnGDPiv, lập luận đƣợc đƣa ra là, khi GDP Việt Nam và nƣớc đối tác cao, từ đó cung và cầu về nguyên vật liệu thô tăng dẫn tới thúc đẩy xuất khẩu. Nhƣ vậy, giả thuyết là yếu tố GDP của hai quốc gia sẽ tác động thuận lên kim ngạch xuất khẩu. Giả thuyết về tác động cùng chiều của yếu tố Dân số cũng đƣợc đặt ra trên cơ sở khi dân số Việt Nam và nƣớc đối tác lớn thì cung và cầu về lƣơng thực phẩm cũng tăng, quy mô thị trƣờng tăng lên sẽ làm quy mô thƣơng mại, cụ thể là giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang đối tác tăng trƣởng. Trong khi đó, yếu tố Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hai quốc gia có thể tác động cùng hoặc ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc. Nguyên nhân là, khi thu nhập đầu ngƣời của nƣớc nhập khẩu cao, nƣớc đó có khả năng mua hàng hóa nhiều hơn nên có thể nhập khẩu hàng hóa của nƣớc khác với quy mô lớn hơn. Mặt khác, ngƣời dân với mức sống cao cũng có nhiều sự lựa chọn về nguồn gốc nông sản và yêu cầu khắt khe hơn về chất lƣợng hàng hóa. Dựa trên thực tế về khả năng cạnh tranh về chất lƣợng của hàng hóa nông sản Việt Nam
nếu yi* 0 nếu yi* > 0
29
chƣa thật sự nổi trội so với một số quốc gia khác, sự đòi hỏi cao của ngƣời tiêu dùng có thể tác động ngƣợc chiều tới giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam. Từ đó, dấu của biến lnGDPpiv trong mô hình có thể là dƣơng hoặc âm.
Về biến Khoảng cách địa lý, khi hai nƣớc cách xa nhau về mặt không gian, chi phí vận tải và khác biệt văn hóa – xã hội lớn sẽ kiềm chế thƣơng mại song phƣơng, nên biến này có chiều tác động làm suy giảm giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, biến giả ASEAN đƣợc gán ý nghĩa các quốc gia nội khối ASEAN khá tƣơng đồng về văn hóa – xã hội, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ xây dựng Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN nên sở hữu mức thuế suất thấp, nên giả thuyết về chiều tác động của yếu tố này là thuận chiều. Lập luận và giả thuyết là tƣơng tự đối với biến BOR xác định vị trí liền kề. Kì vọng về dấu của biến TAR trong mô hình là dấu âm dựa trên cơ sở tác động rào cản thƣơng mại của thuế nhƣ đã trình bày ở mục 2.1.3.3.
30
Bảng 2.3 Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình
Tên biến Đo lƣờng Tác giả Kì vọng
lnGDPiv
Logarit cơ số tự nhiên tích chỉ số GDP của nƣớc đối tác i và Việt Nam
Paas (2000), Đào Ngọc Tiến và cộng sự (2012), Do Thai Tri (2006), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008)
+
lnPOPiv
Logarit cơ số tự nhiên tích chỉ số Dân số của nƣớc đối tác i và Việt Nam
Do Thai Tri (2006), Đào
Ngọc Tiến (2009) +
lnGDPpiv
Logarit cơ số tự nhiên tích GDP đầu ngƣời của nƣớc đối tác i và Việt Nam
Đào Ngọc Tiến (2010), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Nguyễn Tiến Dũng (2011)
+/-
lnDIST
Logarit cơ số tự nhiên khoảng cách địa lý giữa hai trung tâm kinh tế của hai quốc gia
Đào Ngọc Tiến (2010), Paas (2000), Cassing và cộng sự (2010), Chu Ngọc Giang và Chu Ngọc Sơn (2007)
-
ASEAN
Nhận giá trị 1 nếu là thành viên ASEAN, giá trị 0 cho các trƣờng hợp còn lại
Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Đào Ngọc Tiến và cộng sự (2012)
+
TAR Thuế suất nhập khẩu trung bình sang nƣớc đối tác
Cassing và cộng sự (2010), Đào Ngọc Tiến (2010), Chu Ngọc Giang và Chu Ngọc Sơn (2007)
-
BOR
Nhận giá trị 1 nếu hai nƣớc có chung biên giới, 0 cho các trƣờng hợp còn lại
Cassing và cộng sự (2010), Nguyễn Thị Hà Trang và Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010)
+
31
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM
3.1.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu nông sản giai đoạn 2011 – 6/2014
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất phát triển sớm nhất trong bất kì nền kinh tế nào. Tại Việt Nam, đây là ngành duy nhất tạo ra nguồn lƣơng thực thiết yếu, là điều kiện cần cho sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội. Vì vậy, phân tích giá trị sản xuất nông sản qua các năm có thể đem lại cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển của ngành này.
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất nông sản giai đoạn 2011 – 6/2014 (tỷ đồng) 2011 2012 2013 6 tháng
2014 Theo giá hiện hành 577.749,0 534.284,8 552.497,6 - Theo giá so sánh 2010 421.925,4 433.870,1 445.168,0 187.654,0
Nguồn: TCTK, 2011 – 2013, Bộ NN&PTNT, 2014
Số liệu ở bảng trên cho thấy có sự khác nhau về xu hƣớng của giá trị sản xuất nông sản qua ba năm giữa giá trị theo giá hiện hành và giá so sánh 2010. Theo giá hiện hành, sản xuất nông sản có sự sụt giảm về giá trị sản xuất trong năm 2012, giảm 7,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá trị này theo giá so sánh 2010 lại tăng 2,8% và có luôn xu hƣớng tăng trong cả giai đoạn. Điều này cho thấy, nếu xét về lƣợng so với năm 2010, sản lƣợng sản xuất nông sản vẫn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, do sự bấp bênh của giá đã làm cho giá trị sản xuất có sự tăng giảm không đều. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số giá của mặt hàng nông sản tính chung năm 2012 so với 2011 là 89,9%. Trong khi đó, năm 2013, cả giá trị sản xuất theo giá hiện hành so với năm trƣớc và sản lƣợng so với năm 2010 đều có sự tăng trƣởng. Tính chung, sản lƣợng năm 2013 tăng khoảng 2,7% so với năm 2011 nhƣng giá trị sản xuất lại giảm 2,2%. Đây là một trong những đặc trƣng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi cung sản phẩm thô tăng làm giá giảm và ngƣợc lại. Hiện tƣợng này gắn liền với câu nói “đƣợc mùa mất giá” trong dân gian.
Về chủng loại, các loại cây trồng tại Việt Nam có sự đa dạng cao về cả mặt số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc chia thành ba nhóm cây chính: cây lƣơng thực, cây công nghiệp, rau đậu và cây ăn quả. Cơ cấu các nhóm cây này có sự
32
khác biệt đáng kể giữa các đối tƣợng nhƣng không khác biệt nhiều theo thời gian.
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2012
Hình 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm cây giai đoạn 2011 – 2012 Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm cây không có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn. Trong đó, nhóm cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4 nhóm cây trồng, luôn chiếm trên 50% giá trị sản xuất nông sản. Đây là nhóm chính yếu trong ngành trồng trọt và nông nghiệp nói chung, gồm các loại cây có thế mạnh phát triển nhƣ lúa gạo, ngô, khoai, sắn. Cây công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, 27,17% trong năm 2012. Một số cây trong nhóm cây công nghiệp có tiềm năng xuất khẩu cao nhƣ cà phê, cao su, chè… Cuối cùng, tổng tỷ trọng của hai nhóm cây rau đậu và cây ăn quả chiếm không quá một phần tƣ giá trị sản xuất nông sản trong giai đoạn nghiên cứu.
3.1.2 Diện tích và sự phân bố một số cây trồng chủ yếu
Các điều kiện tự nhiên đã cung cấp cho Việt Nam những điểm thuận lợi về gieo trồng đặc biệt về 8 loại cây: Lúa, Ngô, Cà phê, Cao su, Sắn, Điều, Chè và Tiêu. Đây là những cây trồng cho các sản phẩm quan trọng trong cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
2012 2011
33
Bảng 3.2 Diện tích sản xuất một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013 (nghìn ha) 2011 2012 2013 Lúa 7.655,4 7.753,2 7.899,4 Ngô 1.121,3 1.118,2 1.172,6 Cà phê 543,9 574,2 584,6 Cao su 460,0 510,0 545,6 Sắn 558,4 550,8 544,3 Điều 332,9 320,7 301,3 Chè 114,2 114,5 114,1 Tiêu 45,0 48,2 51,1 Tổng 10.831,1 10.989,8 11.213,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2013
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tổng diện tích gieo trồng và diện tích của đa số các loại cây đều tăng qua ba năm. Trong đó, Lúa là cây trồng có diện tích sản xuất cao nhất, luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng diện tích các loại cây chủ yếu. Ngoài ra, sự mở rộng diện tích canh tác hai cây công nghiệp lâu năm Cà phê và Cao su và sự sụt giảm diện tích trồng cây Sắn và Điều là một điểm đáng chú ý. Cao su là cây có mức tăng diện tích vƣợt trội nhất, năm 2013 diện tích trồng đã tăng 18,6% so với năm 2011. Con số này ở Cà phê là 7,5%. Ngƣợc lại, Điều là loại cây bị thu hẹp diện tích gieo trồng mạnh nhất, với diện tích giảm 9,5% từ 2011 – 2013. Điều này cho thấy cơ cấu diện tích cây trồng đã dần chuyển dịch theo hƣớng tăng dần diện tích trồng các loại cây công nghiệp lâu năm có tiềm năng xuất khẩu cao. Tuy nhiên, đây chƣa hẳn là dấu hiệu tốt, với nguyên nhân là hiện tƣợng cung tăng thì giá giảm nhƣ đã đề cập ở trên. Mặc dù vậy, tổng diện tích sản xuất nông sản tăng 3,5% qua ba năm có thể là một xu hƣớng có ý nghĩa tích cực.
Tùy theo đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng mà sản xuất nông nghiệp có sự phân bố khác nhau tùy thuộc vào loại cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
34 Vùng trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm Vùng trồng rừng Cà phê 64,9% Chè 31,1% Sắn Lúa gạo 55,6% 72,5% Cao su 92,7%
Nguồn: Atlas Địa lý Việt Nam, 2010