Một số vấn đề chung về nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 25 - 29)

2.1.1.1 Khái niệm và phân loại nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp

Theo sự phân chia có tính chất tƣơng đối của Việt Nam, Nông nghiệp thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, theo Hiệp định Nông nghiệp AoA của WTO, các sản phẩm nông nghiệp không bao gồm các sản phẩm về thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Theo AoA, các sản phẩm nông nghiệp đƣợc quy định bao gồm các sản phẩm đƣợc liệt kê từ chƣơng 01 đến chƣơng 24 (trừ cá và sản phẩm cá) trong Hệ thống thuế mã HS (xem Phụ lục 1). Với cách phân loại của WTO, các sản phẩm nông nghiệp bao gồm một phạm vi khá rộng, có thể đƣợc chia thành các nhóm nhỏ sau:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: nhƣ lúa gạo, cà phê, bột mì, động vật sống, hàng rau quả, chè, cao su…

- Các sản phẩm phái sinh nhƣ: bánh mỳ, thịt, bơ, dầu ăn…

- Các sản phẩm đƣợc chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo, rƣợu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật…

Theo Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, trên thực tiễn thƣơng mại thế giới, nông sản thƣờng đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.

- Nhóm nông sản nhiệt đới: gồm các sản phẩm nhƣ các loại đồ uống (cà phê, chè, ca cao…), các loại quả (chuối, xoài, ổi…), lƣơng thực (lúa, ngô…), bông và nhóm có sợi khác (đay, lanh). Nhóm nông sản nhiệt đới đa số đƣợc sản xuất ở những quốc gia đang phát triển.

- Nhóm còn lại: các loại nông sản trừ các sản phẩm đã kể trên.

Tại Việt Nam, Danh mục hàng nông sản chƣa qua chế biến, đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Tài chính, bao gồm 10 chƣơng theo Hệ thống HS nhƣ sau:

14

Bảng 2.1 Danh mục hàng nông sản chƣa qua chế biến

Nguồn: Bộ Tài chính, 2012

Nhƣ vậy, theo quy định của Bộ Tài chính, các mặt hàng về nông sản chƣa chế biến chỉ gói gọn trong lĩnh vực trồng trọt và có bổ sung hai mặt hàng Cao su và Xơ dệt gốc thực vật khác, sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy.

2.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời nhất trong các hoạt động tạo ra của cải của nhân loại. Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn sở hữu một số đặc điểm quan trọng. Đặc điểm đầu tiên có thể kể đến là, tƣ liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp là đất đai. Đất đai không những đóng vai trò là yếu tố cơ bản là quan trọng nhất của nông nghiệp, độ màu mỡ, phì nhiêu của đất còn là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, năng suất… của các sản phẩm đầu ra, đặc

Chƣơng Mô tả hàng hóa

7 Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn đƣợc

8 Quả và quả hạch ăn đƣợc; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dƣa

9 Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị 10 Ngũ cốc (Ngô, lúa gạo, lúa miến)

12

Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dƣợc liệu; rơm, rạ và cây làm thức ăn gia súc

13 Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựạ và các chất chiết xuất từ thực vật khác

14 Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chƣa đƣợc chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

18 Cacao và các chế phẩm từ cacao (Mã hàng 1801: Hạt ca cao, đã hoặc chƣa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang).

40 Cao su và các sản phẩm từ cao su (Mã hàng 4001: Cao su tự nhiên, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải).

53 Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy

15

biệt là các sản phẩm trồng trọt. Một đặc điểm quan trọng của hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động này mang tính thời vụ cao và phụ thuộc vào vấn đề thời tiết. Theo đó, do cầu lƣơng thực ít co giãn theo thu nhập, nên giá nông sản phụ thuộc cao vào lƣợng cung. Do vậy, hiện tƣợng “đƣợc mùa mất giá” thƣờng xuyên xảy ra theo cả hai chiều, là một trong những nguyên nhân của sự nhạy cảm cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra,sản xuất nông nghiệp có tính vùng rõ rệt. Vì phụ thuộc vào khí hậu và cấu tạo thổ nhƣỡng, các sản phẩm nông nghiệp có sự đa dạng cao về chủng loại phân bố theo từng khu vực, vùng miền… Đặc điểm cuối cùng về lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp còn có đặc điểm là tỷ trọng lao động và sản phẩm trong nền kinh tế có xu hƣớng giảm dần. Ở các nƣớc đang phát triển, sản xuất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò là ngành kinh tế trụ cột và thƣờng chiếm tỷ trọng trên 30% Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia. Phân công lao động nông nghiệp ở các quốc gia này cũng chiếm trên 60% lực lƣợng lao động xã hội. Ngƣợc lại, ngành nông nghiệp ở những nền kinh tế phát triển sử dụng không quá 10% nguồn nhân lực và có cơ cấu trong nền kinh tế chiếm dƣới 8%. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia phát triển lại có kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp cao trên thế giới nhƣ Mỹ, Hà Lan, Pháp…

2.1.1.3 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt ở những nƣớc có thu nhập thấp và trung bình. Vai trò của nông nghiệp có thể đƣợc trình bày trong những ý chính sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm và là yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế – xã hội. Nông nghiệp là ngành kinh tế phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, là điều kiện cần cho những bộ óc và sức lao động của một đất nƣớc. Vì vị trí quan trọng của nông nghiệp, an ninh lƣơng thực luôn là một trong những vấn đề đƣợc thực thi sát sao ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Theo Johnston và cộng sự (2011), khi gắn với phát triển kinh tế, sự gia tăng về cầu nông sản là điều không thể tránh khỏi, và trong trƣờng hợp cung lƣơng thực không đáp ứng kịp sự gia tăng về cầu có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng cho sự tăng trƣởng kinh tế. Lý thuyết này đƣợc ứng dụng cho trƣờng hợp các quốc gia đang phát triển, khi tốc độ gia tăng dân số cao là một đặc điểm điển hình. Khi một đất nƣớc không giải quyết đƣợc vấn đề nhu cầu về lƣơng thực của nhân dân, những chiến lƣợc về phát triển kinh tế dƣờng nhƣ quá xa vời để thực hiện.

b) Nông nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành kinh tế khác, đặc biệt là yếu tố lao động. Mô hình hai khu vực của nhà kinh tế học

16

ngƣời Mỹ Arthus Lewis (thế kỉ XX) đặc biệt nghiên cứu về vấn đề này. Theo mô hình của Lewis, lực lƣợng lao động trong ngành nông nghiệp là dƣ thừa và lực lƣợng này là cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và các ngành kinh tế phát triển nhanh khác. Nhƣ vậy, với nhu cầu con ngƣời ngày càng tăng, sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp là tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Ở các quốc gia đang phát triển, khoảng 80% dân số cả nƣớc tập trung ở khu vực nông thôn là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực thành thị. Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp cũng đóng vai trò là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến.

c) Xuất khẩu nông sản là một trong những phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát triển ban đầu. Với những quốc gia nông nghiệp, nông sản là sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu cao nhất và là công cụ tối ƣu nhất trong nỗ lực phát triển kinh tế. Ở các quốc gia này, với nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp, việc gia tăng nhập khẩu phƣơng tiện máy móc, tƣ liệu sản xuất… bƣớc đầu khiến cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng. Việc mở rộng xuất khẩu nông sản có thể phần nào khống chế đƣợc sự thâm hụt này. Đây là nguồn thu ngoại tệ, nguồn cung cấp vốn cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Theo Johnston và cộng sự (2011, trang 8), “đối với một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ƣu thế của một nƣớc kém phát triển, việc mở rộng các loại nông sản xuất khẩu có thể mang lại một phƣơng tiện kinh tế và chính trị qua đó thu nhập và thu nhập ngoại hối có thể gia tăng. Lợi ích có thể đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ với sự phát triển trong những trƣờng hợp mà việc mở rộng xuất khẩu nông sản phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng những nguồn lực tƣơng đối dồi dào với chi phí cơ hội thấp”.

Vũ Thị Ngọc Phùng (2005, trang 339) lại phát biểu rằng, khu vực nông nghiệp có thể là nguồn cung cấp vốn, “với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa”. Với những nƣớc kém phát triển đang thực hiện nhiều nỗ lực về tiến bộ kinh tế, yêu cầu về sự thành lập các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến hệ thống giao thông… đều cần một nguồn thu ngân sách khổng lồ. Ngoài các nguồn vốn ODA, FDI, hay vay từ các tổ chức kinh tế, các quốc gia này còn có một sự lựa chọn an toàn là tìm kiếm nguồn cung tƣ bản từ xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế so sánh nhất định. Nông nghiệp – với quy mô áp đảo trong nền kinh tế, có thể chứng tỏ tầm quan trọng là nguồn vốn cho sự tăng trƣởng kinh tế chung.

17

d) Khu vực nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm công nghiệp. Phân bố dân cƣ tập trung ở nông thôn với tỷ lệ cao tạo ra nhu cầu về các tƣ liệu sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng… có thể đóng vai trò là nguồn giải quyết đầu ra của các sản phẩm từ các ngành công nghiệp – xây dựng. Ngoài ra, nguồn vốn thu đƣợc từ sự mở rộng sức mua nông thôn có thể đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ để kích thích công nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 25 - 29)