2.1.2.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu, cùng với nhập khẩu là hai bộ phận trụ cột trong thƣơng mại quốc tế. Trong khi thƣơng mại quốc tế đƣợc hiểu chung là “quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nƣớc thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận” (Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010, trang 1), xuất khẩu đƣợc hiểu là chiều bán hàng hóa, dịch vụ trong quá trình trao đổi. Theo điều 28 Luật thƣơng mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa đƣợc định nghĩa là “việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, hoạt động xuất khẩu bao gồm các hoạt động với mục đích kinh tế, là việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ từ một quốc gia cho một quốc gia khác trên thế giới, với phạm vi không gian có thể hoặc không cần vƣợt ra ngoài biên giới của quốc gia xuất khẩu.
Xuất khẩu có thể bao gồm nhiều hình thức sau đây:
- Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu trong đó ngƣời bán và ngƣời mua ở hai quốc gia khác nhau liên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc, thỏa thuận về các điều kiện trong hợp đồng ngoại thƣơng nhƣ tiêu chuẩn hàng hóa, giá cả, phƣơng thức giao hàng… (Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013).
- Xuất khẩu gián tiếp hay xuất khẩu ủy thác: là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị sản xuất, là bên ủy thác giao cho đơn vị xuất nhập khẩu, là bên nhận ủy thác, tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác nhƣng với chi phí của bên ủy thác.
- Chuyển khẩu qua một quốc gia hay vùng lãnh thổ: là việc mua hàng hóa từ một quốc gia (nƣớc xuất khẩu) và bán cho một quốc gia khác (nƣớc nhập khẩu) có thể vận chuyển trực tiếp hoặc quá cảnh đến quốc gia làm trung gian mà không làm thủ tục xuất nhập khẩu ở quốc gia này.
- Xuất khẩu tại chỗ: là việc hàng hóa hay dịch vụ đƣợc giao dịch giữa hai quốc gia mà không vƣợt ra khỏi lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu. Hoạt động
18
phổ biến nhất trong xuất khẩu tại chỗ là hoạt động cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho khách du lịch, đoàn ngoại giao…
2.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu trong phát triển kinh tế
a) Xuất khẩu tạo vốn cho nền kinh tế, được sử dụng là nguồn chi trả cho nhập khẩu và các khoản nợ công của quốc gia. Xuất khẩu đóng vai trò là nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, giúp chi trả các khoản nợ hay thâm hụt cán cân thanh toán trƣớc đó. Khi có xuất siêu, tức cán cân thanh toán quốc gia thặng dƣ, nguồn thặng dƣ này trở thành nguồn vốn giúp Chính phủ chi tiêu cho các nhu cầu về nâng cao cơ sở hạ tầng, các chƣơng trình phát triển quốc gia, an sinh xã hội… Hơn thế nữa, “nền kinh tế thặng dƣ về giá trị xuất khẩu khẳng định sức mạnh, năng lực cạnh tranh và tiến bộ công nghệ của quốc gia trên thƣơng trƣờng quốc tế” (Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013, trang 2).
b) Xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nội địa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi thị trƣờng trong nƣớc bão hòa, hay có sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia không chỉ giúp cải thiện tài chính của doanh nghiệp, đó còn là nguồn thu hút lao động bậc nhất, giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế quốc gia. Việc xuất khẩu hàng hóa trong nƣớc ra thị trƣờng quốc tế còn tạo cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ cao vào quá trình sản xuất sản phẩm, nâng cao tính năng động và sáng tạo trong các khâu về tiếp cận thị trƣờng của doanh nghiệp nội địa.
c) Xuất khẩu giúp khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đối với các quốc gia kém phát triển, yếu tố lao động hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào giúp các nƣớc này có lợi thế so sánh về các sản phẩm thâm dụng lao động hay khoáng sản, nhiên liệu thô. Việc tập trung xuất khẩu các sản phẩm này giúp đất nƣớc khai thác các nguồn lực này hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, với nỗ lực tăng trƣởng kinh tế, các quốc gia sẽ chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lƣợng tri thức cao. Nhƣ vậy, theo quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sẽ có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng hàng hóa khu vực I (Nông, lâm, ngƣ nghiệp), tăng tỷ trọng khu vực II (Công nghiệp – Xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ).
d) Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Một quốc gia có độ mở về kinh tế cao và có sự tăng trƣởng mạnh về xuất khẩu sẽ kéo theo sự
19
phát triển của các lĩnh vực khác trong kinh tế đối ngoại nhƣ đầu tƣ và chuyển