MẶT HÀNG CAO SU

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 81)

5.3.1 Đề xuất thị trƣờng

Tình hình xuất khẩu mặt hàng Cao su của Việt Nam trong những năm gần đây không thật sự khả quan, nhƣng có đến 16 quốc gia nhập khẩu vẫn đƣợc Việt Nam khai thác tốt các tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này. Trong

70

đó, 5 thị trƣờng trong bảng sau có sự tăng trƣởng về kim ngạch nhập khẩu Cao su từ Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013 và có tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ nhất.

Bảng 5.5 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng giai đoạn 2011 – 2013 Tốc độ tăng trƣởng trung bình thực tế (%) Tốc độ tăng trƣởng trung bình tiềm năng (%) SOC RCA trung bình Malaysia 68,0 13,6 -0,80 7,07 Ấn Độ 44,5 10,0 -0,77 0,19 Canada 11,7 7,0 -0,40 0,02 Cộng hòa Czech 25,4 6,2 -0,76 0,02 Pakistan 66,2 14,7 -0,78 0,00 Việt Nam - - - 13,51

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong số năm thị trƣờng tiềm năng, Malaysia và Ấn Độ là hai trong số những quốc gia có ngành sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Vì vậy, nhu cầu về mặt hàng nguyên liệu này là vô cùng khổng lồ và tăng mạnh qua các năm. Malaysia cũng là thị trƣờng nhập khẩu đƣợc Việt Nam khai thác tốt nhất, với chỉ số Tốc độ hội tụ SOC là thấp nhất trong số 5 thị trƣờng. Quốc gia Pakistan cũng chứng tỏ là một thị trƣờng đầy triển vọng khi giá trị xuất khẩu mặt hàng Cao su của Việt Nam vào thị trƣờng này có sự tăng trƣởng khá trong thời gian gần đây.

Về Lợi thế so sánh hiện hữu RCA, Việt Nam có lợi thế so sánh cao về mặt hàng Cao su, thể hiện qua chỉ số RCA cao nhất. Trong số năm thị trƣờng tiềm năng, ngoài Malaysia, các nƣớc còn lại hầu nhƣ không có lợi thế so sánh về mặt hàng này.

Nhƣ vậy, mỗi thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng của Việt Nam đều có những thuận lợi riêng nếu so sánh với nhau. Khoảng cách địa lý – một yếu tố có chiều tác động nghịch đến kim ngạch – lại là điểm thuận lợi của hai thị trƣờng Malaysia và Ấn Độ nếu so sánh với các thị trƣờng còn lại. Ngoài ra, Ấn Độ còn là quốc gia có khối lƣợng tiêu thụ cao su vào bậc lớn nhất thế giới, nhƣng lại không có lợi thế so sánh về loại sản phẩm này. Vì vậy, đây có thể là thị trƣờng Việt Nam có thể tập trung khai thác và đem về nguồn thu ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu cao su.

71

5.3.2 Dự báo xuất khẩu

Bảng 5.6 cung cấp các giá trị tốc độ tăng trƣởng và giá trị xuất khẩu dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng của Việt Nam trong hai năm 2014 – 2015.

Bảng 5.6 Một số giá trị dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng trong hai năm 2014 – 2015

2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Malaysia 17,3 825,83 17,7 1.556,90 Ấn Độ 21,8 355,79 22,3 641,60 Canada 13,2 7,97 13,6 9,78 Cộng hòa Czech 12,0 4,23 12,9 6,46 Pakistan 20,4 18,72 21,2 35,46

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng tiềm năng của cả năm thị trƣờng đều có sự gia tăng so với giai đoạn 2011 – 2013. Trong đó, dẫn đầu về giá trị xuất khẩu dự báo, nếu Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu, Malaysia chứng tỏ là một thị trƣờng đầy triển vọng trong việc xuất khẩu Cao su. Trong Mô hình trọng lực về mặt hàng này, tác động thuận của yếu tố GDP là rất đáng kể. Vì vậy, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế dự báo trong năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 8,7% và 9,1% (IMF, 2014), nhu cầu về nguồn nguyên liệu thô nhƣ Cao su của Malaysia đƣợc dự báo sẽ tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, cũng có tốc độ phát triển kinh tế vƣợt bậc trong những năm tới, cùng với việc không có lợi thế so sánh nhất định về hàng hóa Cao su, Ấn Độ cũng là một thị trƣờng đầy tiềm năng. Ngoài ra, Pakistan đƣợc dự báo sẽ có giá trị nhập khẩu cao su từ Việt Nam tăng trƣởng mạnh trong tƣơng lai nếu tiếp tục đƣợc Việt Nam khai thác tốt nhƣ trong thời gian qua.

72

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đóng một vai trò không nhỏ trong sự tăng trƣởng về cả lƣợng và chất của các sản phẩm nông sản gắn mác xuất xứ tại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhƣ Gạo, Cà phê, Cao su, Chè… mang đến một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc ngay từ những ngày đầu hội nhập. Vì những đóng góp quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp trong phát triển kinh tế, nhiều nghiên cứu đã đƣợc triển khai nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam về nhiều khía cạnh: năng suất, chất lƣợng cây trồng, giá trị, thị trƣờng xuất khẩu… Trong khía cạnh về xuất khẩu nông sản, đa phần các nghiên cứu đều mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, chƣa có nghiên cứu đi sâu về phân tích định lƣợng các yếu tố tác động về mặt vĩ mô đến kim ngạch xuất khẩu nông sản. Đề tài này sử dụng Mô hình trọng lực – mô hình thực nghiệm khá thành công trong việc định lƣợng sự tác động của các yếu tố nhƣ Tổng giá trị sản lƣợng quốc nội, Dân số, Khoảng cách địa lý… của hai quốc gia đến quy mô thƣơng mại hai nƣớc – trong phân tích về các yếu tố tác động đến hàng nông sản nói chung và ba nhóm mặt hàng thế mạnh Gạo, Cao su và Cà phê, chè và các loại gia vị của Việt Nam.

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, về Mô hình trọng lực đối với hàng nông sản nói chung, có ba yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản vào các thị trƣờng, gồm: GDP, Dân số của Việt Nam và đối tác và Khoảng cách địa lý của hai quốc gia. Trong đó, hai yếu tố Tổng thu nhập quốc nội và Dân số là có chiều tác động thuận đến kim ngạch xuất khẩu, tức khi quy mô kinh tế và quy mô thị trƣờng của hai quốc gia tăng thì kéo theo sự tăng trƣởng về quy mô xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang nƣớc đối tác. Ngƣợc lại, Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia lại có tác động làm suy giảm giá trị xuất khẩu. Đây là điều hợp lý với thực tế trao đổi hàng hóa, hai nƣớc cách xa nhau về mặt không gian sẽ làm gia tăng chi phí vận chuyển, bảo quản… so với thƣơng mại với các quốc gia gần kề. Yếu tố tác động của ASEAN không có ý nghĩa về mặt thống kê, từ đó có thể phỏng đoán về sự hấp dẫn lớn hơn về hàng nông sản của Việt Nam từ các thị trƣờng 6 nƣớc ASEAN+6, EU và Mỹ so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

73

Đối với Mô hình trọng lực của ba mặt hàng nông sản chủ lực, nhóm hàng Cà phê, chè và các loại gia vị chịu tác động của hai yếu tố GDP và Khoảng cách địa lý, mặt hàng Cao su ngoài hai yếu tố trên còn chịu tác động của yếu tố GDP/ngƣời. Trong khi đó, cả ba yếu tố đã đề cập và Thuế suất nhập khẩu là có tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Gạo. Chiều tác động của GDP hai quốc gia và Khoảng cách địa lý là tƣơng tự nhƣ với Mô hình trọng lực của hàng nông sản, còn GDP/ngƣời và Thuế lại có chiều tác động âm đến giá trị xuất khẩu. GDP/ngƣời tăng lại làm giảm xuất khẩu vì, đối với mặt hàng Gạo liên quan đến chất lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam, còn đối với mặt hàng Cao su lại liên quan đến nhu cầu về loại cao su của các nƣớc công nghiệp. Trong khi đó, Thuế tăng làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng hoặc giá xuất khẩu giảm, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu giảm. Cuối cùng, Biến giả xác định tác động của Vị trí liền kề biên giới không có ý nghĩa về mặt thống kê, có thể giải thích do sự cách biệt lớn về quy mô thƣơng mại, kinh tế, thị trƣờng… của ba quốc gia nhận giá trị 1 là Trung Quốc, Campuchia và Lào.

Ba mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam có số lƣợng các thị trƣờng tiềm năng đƣợc khai thác tốt trong thời gian qua là khác nhau. Cụ thể, một số quốc gia nhƣ Liên Bang Nga, Algeria, Nhật Bản và Malaysia đƣợc đánh giá sẽ có sự tăng trƣởng về nhập khẩu Cà phê, chè và các loại gia vị trong thời gian tới. Mặt hàng Gạo của Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác thị trƣờng các quốc gia ở châu Phi. Trong khi đó, Malaysia cũng là thị trƣờng đầy triển vọng để xuất khẩu Cao su, cùng với đối tác sản xuất cao su lớn là Ấn Độ.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Một là, cần phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giống cây trồng và ngƣời nông dân nhằm thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu các loại nông sản với chất lƣợng cao, đặc biệt là mặt hàng Gạo. Thực tế hiện nay cho thấy, các loại gạo thơm nổi tiếng trong nƣớc nhƣ Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài nguyên, Một bụi đỏ, Huyết rồng… hoặc một số giống lúa thơm/thơm nhẹ do nhà khoa học trong nƣớc lai tạo vẫn chƣa đƣợc khai thác xuất khẩu. Vì vậy, các nhà khoa học cần khuyến khích, hƣớng dẫn nông dân sản xuất để xuất khẩu các loại nông sản chất lƣợng cao, đồng thời kết hợp với doanh nghiệp thu mua xuất khẩu để đảm bảo đầu ra, tạo lòng tin và sự ổn định thu nhập của ngƣời sản xuất.

Hai là, việc xây dựng thƣơng hiệu nông sản Việt Nam cần đƣợc chú trọng. Dấu ấn nông sản Việt Nam trên thị trƣờng thế giới còn mờ nhạt là một trong những nguyên nhân khiến giá xuất khẩu loại hàng này của Việt Nam

74

thƣờng xuyên thấp hơn mặt bằng giá chung quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng thƣơng hiệu cũng gặp không ít khó khăn do hiện nay các mặt hàng nhƣ Cà phê, Cao su, Chè… phần lớn đƣợc xuất khẩu dƣới dạng nguyên liệu thô chƣa chế biến. Trong khi đó, về mặt hàng Gạo, Việt Nam chỉ có một thƣơng hiệu gạo chung là gạo trắng, hạt dài, bao nhiêu phần trăm tấm hoặc các loại gạo thơm có xuất xứ từ nƣớc ngoài nên cũng gặp nhiều hạn chế trong việc xây dựng thƣơng hiệu. Kiến nghị đƣợc đƣa ra là các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung đầu tƣ hơn về mảng chế biến nông sản, không những tăng giá trị gia tăng mà còn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm. Về xuất khẩu Gạo, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu các loại gạo thơm chất lƣợng cao nhƣ đã nêu trên, các doanh nghiệp cần học hỏi Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan về việc chủ động xây dựng thƣơng hiệu Gạo theo tên và chất lƣợng từng giống lúa cụ thể. Khi đó, Việt Nam không những đa dạng hóa các loại gạo xuất khẩu mà còn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu chất lƣợng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đến từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…

Ba là, cần tích cực tìm kiếm mở rộng về cả chiều rộng và chiều sâu thị trƣờng, qua đó từng bƣớc cải thiện tình hình lệ thuộc xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Quốc. Tuy đất nƣớc láng giềng phƣơng Bắc có đầy đủ các đặc điểm thuận lợi đáng mong chờ về một nền thƣơng mại có quy mô lớn, tuy nhiên thực tế đối tác này lại có những dấu hiệu không mấy khả quan về một thị trƣờng xuất khẩu bền vững. Vì vậy, công tác xúc tiến khảo sát các thị trƣờng mới cần có sự đầu tƣ nghiêm túc và thƣờng xuyên đƣợc đẩy mạnh thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.2 Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo

Mô hình trọng lực là một mô hình thực nghiệm khá thành công trong việc giải thích quy mô thƣơng mại giữa hai nƣớc dựa vào sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, khoảng cách địa lý… Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình này trong việc phân tích định lƣợng kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia và khu vực khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lƣợng đề tài vận dụng Mô hình trọng lực để nghiên cứu về tình hình ngoại thƣơng của đất nƣớc vẫn còn hạn chế. Trong số các đề tài này, phần lớn đều phân tích tổng quan tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cho tất cả các loại hàng hóa, chƣa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào phân tích về một hoặc một số mặt hàng cụ thể. Vì vậy, đề xuất của tác giả cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo là, sử dụng Mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến giá trị xuất nhập khẩu của một loại hàng hóa cụ thể, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống nhƣ Thủy sản, Dệt may… nhằm tìm ra hƣớng đi thích hợp về thị trƣờng xuất khẩu cho những sản phẩm có giá trị gia tăng khá thấp này.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anderson, J. E and van Wincoop, Eric, 2003. Gravity with Gravitas: A solution to the Border Puzzle. The American Economic Review, 93: 170 – 192. 2. Anderson, J.E, 1979. A Theoretical Foundation for the Gravity Equation.

The American Economic Review, 69: 106 – 116.

3. Bergstrand, J. H, 1985. The Gravity Equation in International Trade: Some Microeconomic Foundations and Empirical Evidence. Review of Economics and Statistics, 67: 474 – 481.

4. Bergstrand, J. H., 1989. The Generalized Gravity Equation, Monopolistic Competition, and the Factor – Proportions Theory in International Trade.

Review of Economics and Statistics, 71: 143 – 153.

5. Bộ Tài chính, 2012. Danh mục hàng nông sản chưa qua chế biến. Thông tƣ số 201/2012/TT-BTC.

6. Cassing, J. và cộng sự, 2010. Báo cáo Đánh giá các tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam. Hà Nội, TPHCM: Dự án Hỗ trợ thƣơng mại đa biên.

7. CEPII. Geographical Distance Database

<http://www.cepii.fr/CEPII/en/bdd_modele/presentation.asp?id=6>.

8. Chu Ngọc Giang và Chu Ngọc Sơn, 2007. Tác động của chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tới tăng trƣởng và phát huy tiềm năng thƣơng mại của Việt Nam: Đánh giá bằng mô hình trọng lực ngẫu nhiên. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 353, trang 12 – 19.

9. Đào Ngọc Tiến và cộng sự, 2012. Các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ – Nghiên cứu trƣờng hợp của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 53, trang 17 – 26.

10. Đào Ngọc Tiến, 2009. Determinants to Viet Nam’s export flows and government implications under the global crisis. Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế. Đại học Ngoại thƣơng.

11. Đào Ngọc Tiến, 2010. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại. Luận án Tiến sĩ. Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.

12. Deardorff, A., 1998. Determinants of Bilateral Trade: Does Gravity work in a Neoclassical World?. The Regionalization of the World Economy, J.A.Frankel ed.: 7 – 22.

13. Do Thai Tri, 2006. A gravity model for trade between Viet Nam and twenty-three European countries. Master thesis. Högskolan Dalarna.

14. Egger, P., 2002. An econometric view on the estimation of gravity models and the calculation of trade potentials. World Economy, 25: 297 – 312.

76

15. Endoh, M, 2000. The transition of Post – War Asia Pacific Trade Relations. Journal of Asian Economics, 10: 571 – 589.

16. IMF, 2014. World Economic Outlook: Recovery Strengthens, Remains Uneven. Washington, April 2014.

17. Jakab, Zoltán M., et al., 2001. How far has trade integration advanced?: An analysis of the Actual and Potential Trade of Three Central and Eastern European Countries. Journal of Comparative Economics, 29: 276 – 292.

18. Johnston, Bruce F. and Mellor, John W., 2011. Vai trò của nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 81)