Một số thống kê mô tả

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 57 - 62)

4.1.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu nông sản

Số liệu về các đối tác có giá trị nhập khẩu nông sản của Việt Nam tƣơng đối ổn định và đầy đủ trong giai đoạn 2011 – 2013 gồm 92 quốc gia. Nhƣ vậy, trong ba năm, mẫu thống kê tổng cộng có 276 quan sát. Các thống kê về giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về kim ngạch xuất khẩu của mẫu đƣợc cung cấp trong bảng sau.

Bảng 4.1 Mô tả kim ngạch xuất khẩu của mẫu thống kê trong phân tích chung về hàng nông sản giai đoạn 2011 – 2013

Đvt: triệu USD

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

2011 0,000 2.900 122,0 349,0

2012 0,237 3.310 133,0 384,0

2013 0,059 2.450 120,0 316,0

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.1 cho thấy, các giá trị thống kê mô tả nhìn chung biến thiên tăng trong năm 2012 so với năm 2011 nhƣng lại giảm khi qua năm 2013. Năm 2011, do một số quốc gia chƣa có quan hệ buôn bán với Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc này bằng 0. Bên cạnh đó, hiện tƣợng giá trị độ lệch chuẩn lớn hơn rất nhiều so với giá trị trung bình xuất khẩu các thị trƣờng một phần phản ánh thực trạng, xuất khẩu nông sản Việt Nam trong những năm vừa qua tập trung ở một số ít các thị trƣờng rất lớn và chƣa có sự phân bố đồng đều ở các thị trƣờng xuất khẩu.

4.1.1.2 Về nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu

Mô hình trọng lực đƣợc xây dựng dựa trên 3 nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cầu (GDP, dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời… của nƣớc nhập khẩu), nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cung (GDP, dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời… của nƣớc xuất khẩu) và nhóm các yếu tố hấp dẫn/cản trở thƣơng mại (khoảng cách địa lý, khoảng cách văn hóa – xã hội, thuế

46

quan…). Trong đó, các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cầu đƣợc xem là nhóm giữ vai trò quyết định và có ý nghĩa giải thích cao nhất về độ lớn thƣơng mại giữa các cặp quốc gia. Trong phạm vi đề tài, tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu đại diện cho nhóm yếu tố này là GDP và Dân số của nƣớc nhập khẩu để đƣa vào Mô hình trọng lực phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản nói chung từ 2011 – 2013.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm vận dụng Mô hình trọng lực của đa số các tác giả đã chỉ ra rằng, các biến đại diện nhóm yếu tố về cầu có tác động dƣơng đến thƣơng mại hai nƣớc và có ý nghĩa thống kê rất cao. Trong nghiên cứu này, để có cơ sở đặt giả thuyết về kì vọng về dấu của biến, Bảng 4.2 cho thấy các số liệu về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu phân theo GDP của mẫu. Bảng 4.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong mẫu thống kê phân theo giá trị GDP nƣớc nhập khẩu GDP 2011 2012 2013 Tần số (nƣớc) Tỷ trọng (%) Tần số (nƣớc) Tỷ trọng (%) Tần số (nƣớc) Tỷ trọng (%) Trên 500 tỷ USD 23 74,6 22 69,3 24 71,7 Từ 100 đến 500 tỷ USD 29 19,7 30 23,9 27 21,9 Dƣới 100 tỷ USD 40 5,7 40 6,8 41 6,4 Tổng cộng 92 100,0 92 100,0 92 100,0

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhƣ vậy, các nƣớc có mức GDP cao, trên 500 tỷ USD luôn có giá trị nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên dƣới 70%. Đặc biệt, số lƣợng thị trƣờng giữa hai nhóm GDP trên 500 tỷ USD không chênh lệch nhiều so với nhóm GDP từ 100 đến 500 tỷ USD và chỉ bằng phân nửa so với nhóm GDP dƣới 100 tỷ USD nhƣng tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang các nƣớc trong nhóm này lại gần gấp nhiều lần so với hai nhóm còn lại. Điều này phần nào cho thấy, GDP và kim ngạch xuất khẩu có quan hệ cùng chiều với nhau.

Giả thuyết đặt ra là, GDP nƣớc nhập khẩu trong phƣơng trình định lƣợng có tác động dƣơng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nƣớc đó.

Ngoài chỉ tiêu GDP, Dân số của nƣớc nhập khẩu cũng là một trong những yếu tố có tác động đến thƣơng mại của hai quốc gia, đặc biệt đối với loại hàng hóa thiết yếu nhƣ nông sản.

47

Bảng 4.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong mẫu thống kê phân theo dân số nƣớc nhập khẩu

Dân số Số nƣớc

(nƣớc)

Tỷ trọng (%)

2011 2012 2013

Trên 100 triệu ngƣời 8 42,3 44,3 43,7

Từ 10 đến 100 triệu ngƣời 47 50,8 49,1 49,4

Dƣới 10 triệu ngƣời 37 6,9 6,6 6,9

Tổng cộng 92 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.3 cho thấy trong số các thị trƣờng nhập khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian 2011 – 2013, có 8 quốc gia có dân số trên 100 triệu ngƣời. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang 8 quốc gia này lại chiếm đến trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong khi đó, với số lƣợng 37 quốc gia, giá trị xuất khẩu sang các nƣớc có số dân dƣới 10 triệu ngƣời chỉ chiếm không quá 7%. Điều này đã ủng hộ lập luận rằng, chỉ tiêu Dân số cũng có tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những thống kê trên ủng hộ cho giả thuyết, tƣơng tự nhƣ GDP, Dân số của quốc gia nhập khẩu có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang nƣớc đó.

4.1.1.3 Về nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung

Để thống nhất về các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu, hai chỉ tiêu GDP và Dân số của Việt Nam đƣợc sử dụng để đánh giá tác động của nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cung trong Mô hình trọng lực.

Hình 4.1 cung cấp xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu nông sản của mẫu thống kê, GDP và Dân số Việt Nam trong ba năm 2011 đến 2013.

48

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2013

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của mẫu, GDP và Dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Quan sát Hình 4.1 cho thấy, GDP và Dân số Việt Nam có xu hƣớng tăng trƣởng trong ba năm gần đây, thể hiện qua độ dốc của các đƣờng biểu thị hai chỉ tiêu này. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản của 92 quốc gia trong mẫu thống kê lại nằm ngang và có hƣớng dốc xuống. Điều này phần nào cho thấy, GDP và Dân số Việt Nam không có tác động nhiều tới kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, khi đƣa vào phƣơng trình định lƣợng của Mô hình trọng lực, do số lƣợng thị trƣờng xuất khẩu khá lớn, hai chỉ tiêu GDP của nƣớc nhập khẩu và Việt Nam đƣợc gộp chung nhằm đo lƣờng quy mô kinh tế của hai nƣớc, Dân số của quốc gia nhập khẩu và Việt Nam đƣợc gộp chung phản ánh chỉ tiêu quy mô thị trƣờng nội địa và ngoại quốc của hàng nông sản Việt Nam.

Do mục tiêu tập trung phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam theo thị trƣờng xuất khẩu trong ba năm, nên kì vọng về tác động của hai chỉ tiêu GDP và Dân số của quốc gia nhập khẩu đến kim ngạch là mạnh mẽ hơn so với tác động của các chỉ tiêu của Việt Nam. Vì vậy, giả thuyết về chiều tác động của hai biến GDP và Dân số gộp trong mô hình là tƣơng tự với giả thuyết về chiều tác động của GDP và Dân số nƣớc nhập khẩu nhƣ đã trình bày ở trên.

49

4.1.1.4 Về nhóm các yếu tố hấp dẫn/cản trở thương mại

Nhóm yếu tố thứ ba trong Mô hình trọng lực là nhóm các yếu tố hấp dẫn hay cản trở thƣơng mại. Trong Mô hình trọng lực truyền thống do Tinbergent năm 1962 đề xuất, khoảng cách địa lý là biến đại diện cho nhóm yếu tố này. Theo đó, khoảng cách địa lý có tác động nghịch đến quy mô thƣơng mại hai nƣớc, các quốc gia có xu hƣớng trao đổi hàng hóa với các nƣớc láng giềng hơn so với các thị trƣờng ở xa. Biến khoảng cách địa lý đƣợc xem là một trong những ƣu điểm của Mô hình trọng lực, vì biến này còn có ý nghĩa về chi phí vận chuyển hàng hóa giữa các nƣớc – một trong những yếu tố đƣợc lý tƣởng hóa bằng 0 trong các lý thuyết cổ điển và tân cổ điển. Mặc dù sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ đã làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển trong thƣơng mại hàng hóa, khoảng cách địa lý vẫn có tác động đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.

Bảng 4.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia trong mẫu thống kê phân theo châu lục

Châu lục Số nƣớc (nƣớc) Tỷ trọng (%) 2011 2012 2013 Châu Á 25 59,8 59,3 50,2 Châu Âu 33 21,9 20,9 26,7 Châu Mỹ 14 10,6 11,6 14,1 Châu Phi 17 6,0 6,7 7,4 Châu Úc 3 1,7 1,6 1,7 Tổng cộng 92 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tính toán của tác giả

Là quốc gia có vị trí địa lý khá lý tƣởng ở châu Á, Việt Nam có điều kiện trao đổi hàng hóa với các quốc gia bằng nhiều con đƣờng. Tuy nhiên, các nƣớc kề cận ở chung châu lục vẫn là những thị trƣờng lớn nhất. Số liệu ở Bảng 4.4 cho thấy, 25 quốc gia ở châu Á luôn có giá trị nhập khẩu nông sản từ Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn phân nửa tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tỷ trọng này là giảm dần đối với thị trƣờng ở các châu lục xa hơn. Với hàng hóa có giá trị gia tăng thấp nhƣ nông sản, chi phí vận chuyển là một phần quan trọng trong quyết định xuất khẩu ở các quốc gia xa xôi về khoảng cách địa lý. Vì vậy, giả thuyết về dấu “-” ở biến khoảng cách địa lý là có cơ sở vững chắc.

Biến giả ASEAN cũng là một biến trong nhóm các yếu tố hấp dẫn/cản trở thƣơng mại. Các nƣớc trong ASEAN đƣợc hƣởng mức thuế quan thấp và

50

có sự gần gũi, tƣơng đồng nhất định về văn hóa – xã hội. Điều này có kì vọng sẽ làm gia tăng thƣơng mại giữa các quốc gia trong khu vực.

4.1.1.5 Thống kê mô tả các biến trong phương trình định lượng

Các thống kê và Giá trị nhỏ nhất, Giá trị lớn nhất, Giá trị trung bình và Độ lệch chuẩn của các biến định lƣợng trong Phƣơng trình định lƣợng Mô hình trọng lực của hàng nông sản đƣợc trình bày trong Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn lnGDPiv 45,68 56,32 51,40 1,97 lnPOPiv 31,21 39,34 34,84 1,52 lnDIST 5,86 9,87 8,87 0,78

Nguồn: Tính toán của tác giả

Các giá trị log cơ số tự nhiên đƣợc thực hiện bằng phần mềm tính toán và đƣợc truy xuất thẳng là một biến độc lập trong quá trình định lƣợng.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 57 - 62)