4.2.1.1 Thống kê mô tả số liệu
Số thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam biến động theo năm và khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng nghiên cứu. Bảng 4.10 cung cấp các số liệu về số quan sát, các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn của mẫu thống kê theo mặt hàng nông sản chủ lực sẽ nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 4.10 Thống kê về kim ngạch xuất khẩu của mẫu theo mặt hàng trong ba năm 2011 – 2013 Đvt: triệu USD Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Cà phê, chè và các loại gia vị 210 0,015 687,2 51,3 100,6 Gạo 165 0,018 1.019,3 52,8 149,8 Cao su 153 0,034 1.739,3 45,1 179,4
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 4.10 cho thấy, mặt hàng Cà phê, chè và các loại gia vị có số quan sát lớn nhất nhƣng lại có giá trị độ lệch chuẩn nhỏ nhất trong số ba mặt hàng. Nhƣ vậy, đây là nhóm sản phẩm Việt Nam có sự thuận lợi trong khai thác thị trƣờng xuất khẩu và phân bố kim ngạch tƣơng đối đồng đều giữa các thị trƣờng so với hai sản phẩm Gạo và Cao su. Đáng chú ý, mặt hàng Cao su có số quan sát thấp nhất nhƣng lại sở hữu giá trị độ lệch chuẩn và giá trị lớn nhất cao nhất, chứng tỏ xuất khẩu mặt hàng này tập trung rất lớn vào một số ít thị trƣờng chủ lực và phụ thuộc rất nhiều vào các thị trƣờng này.
4.2.1.2 Thống kê về kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia phân theo Thu nhập bình quân đầu người của quốc gia
Sau khi ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực các yếu tố tác động kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản nói chung, kết quả thu đƣợc là GDP của quốc gia nhập khẩu và Việt Nam có tác động dƣơng tới kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, giả thuyết về độ co giãn theo chiều thuận của GDP đƣợc tác giả giữ vững khi ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực đối với ba mặt hàng cụ thể.
55
Sự khác nhau đầu tiên về phƣơng trình định lƣợng Mô hình trọng lực đối với các sản phẩm nông sản chủ lực là sự thay thế của biến Dân số bằng biến Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hai quốc gia nhập khẩu và Việt Nam. Theo Bergstrand (1989), sự thay đổi này là phù hợp khi phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng cụ thể thay vì phân tích tổng hợp các loại hàng hóa hay thƣơng mại song phƣơng giữa các nền kinh tế. Ý nghĩa của sự thay đổi này dựa trên cơ sở nhu cầu của một nƣớc về một hàng hóa cụ thể là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập bình quân của ngƣời dân nƣớc đó. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc xem là chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cƣ giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy, tùy theo các đặc tính của một sản phẩm mà giả thuyết về chiều tác động của yếu tố này là không giống nhau.
Theo phân chia của Ngân hàng Thế giới, các quốc gia trên thế giới có thể chia thành 4 nhóm theo GDP đầu ngƣời từ thấp đến cao nhƣ sau:
- Thu nhập thấp: GDP/ngƣời/năm 1.035 USD.
- Thu nhập trung bình thấp: 1.036 USD GDP/ngƣời/năm 4.085 USD. - Thu nhập trung bình cao: 4.086 USD GDP/ngƣời/năm12.615 USD. - Thu nhập cao: GDP/ngƣời/năm 12.616 USD.
Năm 2011, 2012 và 2013, GDP/ngƣời của Việt Nam lần lƣợt là 1.543 USD, 1.755 USD và 1.910 USD. Nhƣ vậy, Việt Nam thuộc nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp.
Về các đối tác nhập khẩu ba mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam, Hình 4.2 cho thấy cái nhìn tổng quan về tỷ trọng giá trị xuất khẩu Gạo, Cà phê, chè và các loại gia vị và Cao su theo thu nhập bình quân đầu ngƣời của các quốc gia nhập khẩu thuộc mẫu trong ba năm 2011 – 2013.
56
Chú thích: Theo thứ tự vòng từ trong ra ngoài: năm 2011, 2012, 2013 Nguồn: Tổng hợp từ UNComtrade, 2011 – 2012, Tổng cục thống kê, 2013
Hình 4.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực theo Thu nhập bình quân đầu ngƣời trong mẫu quan sát giai đoạn 2011 – 2013
Quan sát Hình 4.2, tỷ trọng giá trị xuất khẩu phân theo Thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nƣớc nhập khẩu thuộc mẫu là khác nhau cả theo thời gian và đối tƣợng nghiên cứu.
Về nhóm hàng Cà phê, chè và các loại gia vị, các thị trƣờng có thu nhập cao là những thị trƣờng lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ trọng này dao động không đều trong ba năm. Các quốc gia nhập khẩu có GDP/ngƣời trung bình lần lƣợt chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhau và cũng biến thiên không đều. Các nƣớc có thu nhập thấp chiếm tỷ trọng rất thấp, gần nhƣ không đến 1% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này. Nhƣ vậy, các nƣớc có mức sống dân cƣ cao là những nơi tiêu thụ Cà phê, chè và các loại gia vị từ Việt Nam mạnh nhất.
Cà phê, chè và các loại gia vị
57
Gạo là mặt hàng có sự biến động lớn nhất về tỷ trọng xuất khẩu sang các nhóm nƣớc khác nhau về thu nhập đầu ngƣời. Cụ thể, nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp có sự giảm sút đáng kể về tỷ trọng, thay vào đó là sự tăng mạnh về xuất khẩu Gạo sang các thị trƣờng có thu nhập trung bình cao. Đây cũng là mặt hàng duy nhất trong số 3 nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu sang các nƣớc thu nhập thấp trên 1% nhƣng cũng có giá trị xuất khẩu sang các quốc gia thu nhập cao hạn chế nhất. Vì vậy, kì vọng về dấu của biến lnGDPpiv có thể là dƣơng hoặc âm.
Cuối cùng, đối với sản phẩm Cao su, điều dễ nhận thấy nhất là các thị trƣờng có thu nhập trung bình cao chiếm vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang nhóm nƣớc này lại có chiều hƣớng giảm, thay vào đó là sự tăng trƣởng xuất khẩu sang nhóm các nƣớc có GDP/ngƣời trung bình thấp. Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất khẩu Cao su sang các quốc gia có thu nhập cao là tƣơng đối và có chiều hƣớng biến động không đều. Nhƣ vậy, tƣơng tự với mặt hàng Gạo, giả thuyết về chiều tác động của yếu tố GDP đầu ngƣời đến kim ngạch xuất khẩu Cao su giai đoạn 2011 – 2013 có thể là tác động thuận hoặc nghịch chiều.
4.2.1.3 Thống kê về Thuế suất nhập khẩu
Ở Mô hình trọng lực đối với hàng nông sản nói chung, do không thể tính toán mức thuế suất chung cho tất cả các sản phẩm nông sản của một thị trƣờng, nên biến giả ASEAN đƣợc gán ý nghĩa đại diện cho yếu tố thuận lợi về thuế quan trong Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN và sự tƣơng đồng về văn hóa – xã hội tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, khi phân tích một mặt hàng cụ thể, các số liệu về thuế suất đƣợc bổ sung vào mô hình để đánh giá cụ thể hơn về một yếu tố cản trở thƣơng mại giữa hai quốc gia ngoài yếu tố khoảng cách địa lý.
Bảng 4.11 Thống kê về thuế suất nhập khẩu của ba nhóm mặt hàng
Đvt: % Mặt hàng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Gạo 0,00 38,60 4,64 6,09
Cà phê, chè và các loại gia vị 0,00 36,00 4,61 7,40
Cao su 0,00 15,00 1,23 2,71
Nguồn: WTO, 2011 – 2013
Các số liệu ở Bảng 4.11 cho biết về giá trị thấp nhất, cao nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thuế suất nhập khẩu giữa các đối tác nhập
58
khẩu trong mẫu quan sát của ba đối tƣợng nghiên cứu. Theo đó, cả ba mặt hàng nông sản đều có những thị trƣờng xuất khẩu gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan, nhƣng cũng có quốc gia còn giữ mức thuế nhập khẩu khá cao. Đặc biệt, hai nhóm mặt hàng Gạo và Cà phê, chè và các loại gia vị thuộc các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm, nên có những quốc gia còn giữ thuế nhập khẩu lên tới trên 30%. Trong khi đó, mức thuế cao nhất mà Cao su phải chịu khi nhập khẩu vào thị trƣờng nƣớc ngoài là 15%. Cao su cũng là mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu trung bình thấp nhất, chỉ 1,23% so với mức thuế gần 5% đối với hai nhóm hàng còn lại.
Phan Thị Ngọc Khuyên (2010) nhận định rằng, thuế quan – theo cách nhìn của những nhà xuất nhập khẩu – chỉ là một loại chi phí vận chuyển. Thuế quan làm tăng giá hàng hóa trong nƣớc và làm giảm giá hàng nhập khẩu, từ đó điều chỉnh tăng cung nội địa và giảm nhập khẩu. Vì vậy, tác động làm suy giảm giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam ở các thị trƣờng đặt mức thuế suất cao gần nhƣ là điều chắc chắn.
Kì vọng dấu ở hệ số của biến khoảng cách địa lý ở Mô hình trọng lực các tiểu ngành là tƣơng tự nhƣ ở phân tích hàng nông sản nói chung. Ngoài ra, giả thuyết về yếu tố tƣơng đồng văn hóa – xã hội thông qua biến giả BOR về sự liền kề biên giới là có tác động dƣơng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng.
4.2.2 Kết quả ƣớc lƣợng
Ƣớc lƣợng Tobit bằng chƣơng trình STATA cho kết quả nhƣ Bảng 4.12. Bảng 4.12 Kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực cho ba mặt hàng
Cà phê, chè và
các loại gia vị Gạo Cao su
Hệ số P>|t| Hệ số P>|t| Hệ số P>|t| lnGDPiv 0,74580 0,000 0,43070 0,001 1,05054 0,000 lnGDPpiv -0,18176 0,176 -0,74931 0,000 -0,30113 0,037* lnDIST -0,81943 0,000 -0,51987 0,059** -0,72212 0,000 TAR -0,00868 0,627 -0,07481 0,023* -0,01818 0,727 BOR -0,83252 0,297 0,95925 0,412 1,44588 0,165 Hằng số -12,22740 0,002 10,24714 0,052 -28,59247 0,000 Số quan sát 210 165 153 Prob>chi2 0,000 0,000 0,000 VIF 1,52 1,65 1,24
Nguồn: Tính toán của tác giả Ghi chú: (*) biến có ý nghĩa ở mức 5%
(**) biến có ý nghĩa ở mức 10% Các biến còn lại có mức ý nghĩa 1%
59
4.2.2.1 Nhận xét chung
Cả ba mô hình đều có chỉ tiêu kiểm định Prob > chi2 rất nhỏ (0,000), nhƣ vậy có thể bác bỏ H0 và kết luận các mô hình đều có ý nghĩa. Giá trị VIF đều bé hơn 10 và hệ số tƣơng quan cặp giữa các biến (Phụ lục 2) đều có giá trị nhỏ hơn 0,8, nhƣ vậy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xuất hiện trong các mô hình (Mai Văn Nam, 2008).
Dựa vào giá trị p của các biến trong Mô hình trọng lực cho từng mặt hàng, có thể xác định một số yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% hay 10%. Tuy nhiên, từng mô hình cũng có một số yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đặc biệt, biến BOR đo lƣờng tác động của vị trí liền kề biên giới giữa hai quốc gia đều không có ý nghĩa thống kê trong cả ba mô hình. Ngoài ra, chiều tác động của các yếu tố GDP, khoảng cách địa lý và hàng rào thuế là giống với giả thuyết đặt ra, mặc dù đối với từng mặt hàng thì một số yếu tố này lại có giá trị p khá lớn.
4.2.2.2 Một số khác biệt giữa kết quả của các mặt hàng
a) Mặt hàng Cà phê, chè và các loại gia vị
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, trong số 5 yếu tố đƣa vào mô hình, có 2 yếu tố có tác động đến kim ngạch xuất khẩu Cà phê, chè và các loại gia vị là GDP của quốc gia nhập khẩu và Việt Nam và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, hai yếu tố này lại có ý nghĩa về mặt thống kê rất cao (giá trị p = 0,000). Cụ thể, biến lnGDPiv có hệ số là 0,7458, tức khi Thu nhập quốc nội của nƣớc nhập khẩu và Việt Nam tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu Cà phê, chè và các loại gia vị của Việt Nam sang nƣớc đó tăng 0,7458%, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Độ co giãn của yếu tố khoảng cách địa lý là -0,81943, tức khi các yếu tố khác giữ nguyên, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia tăng 1% sẽ làm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 0,81943%. Nhƣ vậy, tác động giảm của yếu tố khoảng cách địa lý có mức độ cao hơn tác động gia tăng kim ngạch của yếu tố GDP.
Các yếu tố Thu nhập bình quân đầu ngƣời (biến lnGDPpiv), Thuế (biến TAR) và Sự tƣơng đồng văn hóa – xã hội (biến BOR) đều có chiều tác động nghịch đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng. Tuy nhiên, cả ba yếu tố này đều không có ý nghĩa về mặt thống kê.
b) Mặt hàng Gạo
Đây là mặt hàng có kết quả ƣớc lƣợng có nhiều yếu tố có ý nghĩa thống kê nhất, 4 trên 5 yếu tố đƣa vào mô hình. Đó là các yếu tố GDP, Thu nhập bình quân đầu ngƣời hai quốc gia, Khoảng cách địa lý và Thuế nhập khẩu.
60
Trong đó, hai biến lnGDPiv và lnGDPpiv có ý nghĩa về mặt thống kê rất cao, ở mức 1%, biến lnDIST và TAR có ý nghĩa thống kê lần lƣợt ở mức 10% và 5%.
Trong số 4 yếu tố này, chỉ có yếu tố GDP hai nƣớc là có tác động thuận đến kim ngạch xuất khẩu Gạo, cả 3 yếu tố còn lại đều có tác động làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu. Hệ số của biến lnGDPiv là 0,43070, tức khi Tổng sản phẩm quốc nội của đối tác và Việt Nam tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu Gạo sang đối tác đó tăng 0,4370%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các yếu tố có chiều tác động nghịch đến kim ngạch xuất khẩu là Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hai quốc gia, Thuế và Khoảng cách địa lý. Trong đó, hệ số của biến lnGDPpiv có giá trị tuyệt đối lớn nhất, nên tác động làm suy giảm giá trị xuất khẩu của biến này là lớn nhất. Cụ thể, khi GDP/ngƣời của hai nƣớc tăng 1% thì giá trị xuất khẩu Gạo giảm 0,74931%, trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố còn lại. Cũng trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi, khi khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang nƣớc đối tác giảm 0,51987%. Hệ số của yếu tố Thuế cho thấy độ tác động của yếu tố này khá thấp, khi thuế suất tăng 1% thì chỉ làm giảm kim ngạch xuất khẩu Gạo 0,07481%.
c) Mặt hàng Cao su
Trong Mô hình trọng lực của mặt hàng Cao su, có 3 trên 5 yếu tố đƣa vào mô hình là có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, 2 yếu tố GDP và Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia có ý nghĩa về mặt thống kê rất cao (giá trị p rất nhỏ), yếu tố Thu nhập bình quân đầu ngƣời hai nƣớc có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Dựa vào dấu của các hệ số ƣớc lƣợng, trong số 3 yếu tố có ý nghĩa, chỉ có yếu tố Tổng sản phẩm quốc nội GDP là có tác động dƣơng, 2 yếu tố còn lại đều có chiều tác động âm đến giá trị xuất khẩu Cao su. Kết quả về dấu này là tƣơng tự nhƣ ở Mô hình trọng lực của mặt hàng Gạo đã phân tích ở trên. Biến độc lập lnGDPiv có hệ số ƣớc lƣợng khá cao (1,05054). Điều này có nghĩa, khi GDP của nƣớc nhập khẩu và Việt Nam tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu Cao su sang nƣớc đó tăng đến 1,05054%. Đối với hai biến lnGDPpiv và lnDIST thì mức tác động nghịch chiều của hai biến này lại không giống với mô hình của mặt hàng Gạo. Ở kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực của Gạo, yếu tố Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hai quốc gia có tác động làm suy giảm giá trị xuất khẩu với mức độ lớn hơn do giá trị tuyệt đối của hệ số lớn hơn yếu tố Khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, điều này là trái ngƣợc lại ở mô