kết quả của các hoạt động ngoại giao, góp phần tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu, hỗ trợ về nhiều lĩnh vực khác nhƣ quốc phòng an ninh, văn hóa – xã hội… Việc hàng hóa dán nhãn nguồn gốc xuất xứ đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng ngoại quốc cũng là một phƣơng tiện hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nƣớc, gián tiếp thu hút du khách, tăng thu cho ngành du lịch quốc gia.
2.1.3 Một số chỉ tiêu đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế và rào cản trong thƣơng mại quốc tế thƣơng mại quốc tế
2.1.3.1 Tổng giá trị sản lượng quốc nội hay Thu nhập quốc nội GDP
Chỉ tiêu GDP đƣợc xem là chỉ tiêu cơ bản nhất đo lƣờng thành tựu phát triển kinh tế và là cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Định nghĩa của Tổng giá trị sản lƣợng quốc nội GDP của một quốc gia theo Lê Khƣơng Ninh (2010) là “tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ đƣợc tạo ra tại quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định đƣợc tính theo giá trị trƣờng của hàng hóa, dịch vụ đó”. Nhƣ vậy, phạm vi của GDP đƣợc giới hạn trong một số khía cạnh: (1) GDP không bao gồm giá trị của các hoạt động giao dịch không tiến hành thông qua thị trƣờng chính thức; (2) GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ, không bao gồm giá trị của các loại tài sản tài chính; (3) Giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong GDP phải ở dạng thành phẩm trong một giai đoạn nhất định nào đó; (4) GDP bao gồm cả khấu hao. GDP cũng là số đo của tổng thu nhập của ngƣời dân vì tổng giá trị sản lƣợng quốc gia sản sinh ra thu nhập của ngƣời dân ở quốc gia đó. Do vậy, hai phƣơng pháp tính GDP cũng đƣợc tiếp cận từ phía thu nhập hay chi tiêu của một quốc gia.
- Phƣơng pháp tính GDP bằng tổng chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ:
Y = C + G + I + X – M. Trong đó, Y là GDP, C, G, I lần lƣợt là tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng của chính phủ và đầu tƣ, X và M lần lƣợt là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phƣơng pháp tính GDP bằng tổng thu nhập:
GDP = tổng thu nhập từ tiền lƣơng, lãi suất, tiền cho thuê, lợi nhuận từ kinh doanh + các khoản thuế + khấu hao – thu nhập từ các yếu tố sản xuất ở nƣớc ngoài ròng.
GDP là thƣớc đo đƣợc sử dụng để tính toán tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nên đây là chỉ tiêu quan trọng đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia.
20
2.1.3.2 Thu nhập bình quân đầu người
Cùng với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP còn đƣợc sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của mỗi quốc gia (GDP/ngƣời). Đây là chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Theo Vũ Thị Ngọc Phùng (2005, trang 29), “sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trƣởng bền vững và nó còn đƣợc sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cƣ giữa các quốc gia với nhau”.
2.1.3.3 Thuế quan – rào cản phổ biến nhất trong thương mại quốc tế
Một trong những công cụ hữu hiệu để một quốc gia điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu là hàng rào thuế quan. Thuế nói chung, “là khoản đóng góp mang tính bắt buộc đƣợc nhà nƣớc quy định thành các văn bản pháp luật để mọi tổ chức kinh tế và ngƣời dân phải nộp cho nhà nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc” (Trƣơng Đông Lộc, 2011). Trong khi đó, thuế xuất nhập khẩu là khoản tiền mà bên có hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho cơ quan hải quan của nƣớc chủ nhà (Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010). Các khoản thuế xuất nhập khẩu thông thƣờng đƣợc tính toán dựa trên thuế suất. Thuế suất là tỷ lệ phần trăm khoản trích thuế đƣợc ấn định trên giá trị của đối tƣợng tính thuế. Nhƣ vậy, thuế xuất nhập khẩu làm tăng chi phí của việc tiêu thụ hàng hóa của một nƣớc ở thị trƣờng nƣớc khác, nên vai trò lớn nhất loại thuế này là điều tiết hoạt động ngoại thƣơng, bảo hộ hàng nội địa và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thƣơng mại quốc tế.
Giảm thuế quan lại là nội dung chính yếu nhất trong nỗ lực xây dựng các liên minh kinh tế và khu vực thƣơng mại tự do. Xu thế thƣơng mại tự do luôn đi kèm với việc giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, từ đó xóa bỏ cách biệt về giá cả giữa hàng hóa trong nƣớc và nƣớc ngoài, cân bằng với mức giá cả hàng hóa thế giới.