Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 85 - 86)

Một là, cần phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giống cây trồng và ngƣời nông dân nhằm thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu các loại nông sản với chất lƣợng cao, đặc biệt là mặt hàng Gạo. Thực tế hiện nay cho thấy, các loại gạo thơm nổi tiếng trong nƣớc nhƣ Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài nguyên, Một bụi đỏ, Huyết rồng… hoặc một số giống lúa thơm/thơm nhẹ do nhà khoa học trong nƣớc lai tạo vẫn chƣa đƣợc khai thác xuất khẩu. Vì vậy, các nhà khoa học cần khuyến khích, hƣớng dẫn nông dân sản xuất để xuất khẩu các loại nông sản chất lƣợng cao, đồng thời kết hợp với doanh nghiệp thu mua xuất khẩu để đảm bảo đầu ra, tạo lòng tin và sự ổn định thu nhập của ngƣời sản xuất.

Hai là, việc xây dựng thƣơng hiệu nông sản Việt Nam cần đƣợc chú trọng. Dấu ấn nông sản Việt Nam trên thị trƣờng thế giới còn mờ nhạt là một trong những nguyên nhân khiến giá xuất khẩu loại hàng này của Việt Nam

74

thƣờng xuyên thấp hơn mặt bằng giá chung quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng thƣơng hiệu cũng gặp không ít khó khăn do hiện nay các mặt hàng nhƣ Cà phê, Cao su, Chè… phần lớn đƣợc xuất khẩu dƣới dạng nguyên liệu thô chƣa chế biến. Trong khi đó, về mặt hàng Gạo, Việt Nam chỉ có một thƣơng hiệu gạo chung là gạo trắng, hạt dài, bao nhiêu phần trăm tấm hoặc các loại gạo thơm có xuất xứ từ nƣớc ngoài nên cũng gặp nhiều hạn chế trong việc xây dựng thƣơng hiệu. Kiến nghị đƣợc đƣa ra là các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung đầu tƣ hơn về mảng chế biến nông sản, không những tăng giá trị gia tăng mà còn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm. Về xuất khẩu Gạo, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu các loại gạo thơm chất lƣợng cao nhƣ đã nêu trên, các doanh nghiệp cần học hỏi Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan về việc chủ động xây dựng thƣơng hiệu Gạo theo tên và chất lƣợng từng giống lúa cụ thể. Khi đó, Việt Nam không những đa dạng hóa các loại gạo xuất khẩu mà còn tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu chất lƣợng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đến từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…

Ba là, cần tích cực tìm kiếm mở rộng về cả chiều rộng và chiều sâu thị trƣờng, qua đó từng bƣớc cải thiện tình hình lệ thuộc xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Quốc. Tuy đất nƣớc láng giềng phƣơng Bắc có đầy đủ các đặc điểm thuận lợi đáng mong chờ về một nền thƣơng mại có quy mô lớn, tuy nhiên thực tế đối tác này lại có những dấu hiệu không mấy khả quan về một thị trƣờng xuất khẩu bền vững. Vì vậy, công tác xúc tiến khảo sát các thị trƣờng mới cần có sự đầu tƣ nghiêm túc và thƣờng xuyên đƣợc đẩy mạnh thực hiện.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)