Diện tích và sự phân bố một số cây trồng chủ yếu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 44 - 47)

Các điều kiện tự nhiên đã cung cấp cho Việt Nam những điểm thuận lợi về gieo trồng đặc biệt về 8 loại cây: Lúa, Ngô, Cà phê, Cao su, Sắn, Điều, Chè và Tiêu. Đây là những cây trồng cho các sản phẩm quan trọng trong cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

2012 2011

33

Bảng 3.2 Diện tích sản xuất một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013 (nghìn ha) 2011 2012 2013 Lúa 7.655,4 7.753,2 7.899,4 Ngô 1.121,3 1.118,2 1.172,6 Cà phê 543,9 574,2 584,6 Cao su 460,0 510,0 545,6 Sắn 558,4 550,8 544,3 Điều 332,9 320,7 301,3 Chè 114,2 114,5 114,1 Tiêu 45,0 48,2 51,1 Tổng 10.831,1 10.989,8 11.213,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2013

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tổng diện tích gieo trồng và diện tích của đa số các loại cây đều tăng qua ba năm. Trong đó, Lúa là cây trồng có diện tích sản xuất cao nhất, luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng diện tích các loại cây chủ yếu. Ngoài ra, sự mở rộng diện tích canh tác hai cây công nghiệp lâu năm Cà phê và Cao su và sự sụt giảm diện tích trồng cây Sắn và Điều là một điểm đáng chú ý. Cao su là cây có mức tăng diện tích vƣợt trội nhất, năm 2013 diện tích trồng đã tăng 18,6% so với năm 2011. Con số này ở Cà phê là 7,5%. Ngƣợc lại, Điều là loại cây bị thu hẹp diện tích gieo trồng mạnh nhất, với diện tích giảm 9,5% từ 2011 – 2013. Điều này cho thấy cơ cấu diện tích cây trồng đã dần chuyển dịch theo hƣớng tăng dần diện tích trồng các loại cây công nghiệp lâu năm có tiềm năng xuất khẩu cao. Tuy nhiên, đây chƣa hẳn là dấu hiệu tốt, với nguyên nhân là hiện tƣợng cung tăng thì giá giảm nhƣ đã đề cập ở trên. Mặc dù vậy, tổng diện tích sản xuất nông sản tăng 3,5% qua ba năm có thể là một xu hƣớng có ý nghĩa tích cực.

Tùy theo đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng mà sản xuất nông nghiệp có sự phân bố khác nhau tùy thuộc vào loại cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

34 Vùng trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm Vùng trồng rừng Cà phê 64,9% Chè 31,1% Sắn Lúa gạo 55,6% 72,5% Cao su 92,7%

Nguồn: Atlas Địa lý Việt Nam, 2010

Hình 3.2 Phân bố vùng trồng và tỷ trọng sản lƣợng một số cây trồng theo vùng kinh tế năm 2012 ở Việt Nam

Quan sát hình trên, các nhóm cây nông nghiệp có sự phân bố khác nhau dọc đất nƣớc hình chữ S. ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng trồng cây lƣơng thực,

35

thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm lớn nhất. Trong đó, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nƣớc, với tỷ trọng sản lƣợng năm 2012 chiếm hơn phân nửa tổng sản lƣợng lúa quốc gia. Bên cạnh đó, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là khu vực tập trung trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Cụ thể, Tây Nguyên có lợi thế về cây cà phê còn Đông Nam Bộ lại là vùng có sản lƣợng cao su cao nhất nƣớc. Với các loại cây thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai miền núi nhƣ chè, vùng kinh tế Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam là khu vực chuyên canh tốt nhất. Tỷ trọng sản lƣợng chè do vùng này sản xuất chiếm xấp xỉ 65% cả nƣớc. Cuối cùng, hai vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và nam miền Trung Việt Nam lại chuyên về trồng và thu hoạch sắn. Nhƣ vậy, các loại nông sản Việt Nam đƣợc chuyên canh theo từng vùng kinh tế trọng điểm khác nhau, từ đó tạo điều kiện tận dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tối đa hóa sản lƣợng và năng suất cây trồng, phục vụ tốt nhất cho cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)