Giải thích kết quả

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 63 - 66)

Kết quả ƣớc lƣợng các hệ số đã cho Mô hình trọng lực hoàn chỉnh về các yếu tố tác động nhƣ sau:

52

Nhƣ vậy, giống nhƣ giả thuyết đã đặt ra, hai biến GDP và Dân số của quốc gia nhập khẩu và Việt Nam có tác động dƣơng, trong khi khoảng cách địa lý lại ảnh hƣởng nghịch đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Cụ thể:

Khi GDP của nƣớc đối tác và Việt Nam tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang nƣớc đối tác đó tăng 0,561%, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Đây cũng là biến độc lập có tác động tích cực nhất đến biến phụ thuộc trong cả mô hình. Khi thu nhập của một nƣớc cao, đồng nghĩa với việc nƣớc đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của một nƣớc khác, dẫn tới có thể nhập khẩu thêm các sản phẩm ngoại quốc để bổ sung cho nhu cầu và đa dạng hóa các mặt hàng nội địa. Đặc biệt, một số mặt hàng nông sản nhƣ cao su, tiêu, điều… lại là những nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến ở các nƣớc. Với các nƣớc công nghiệp phát triển, khi cung nguyên liệu trong nƣớc không đủ đáp ứng cầu, nhu cầu nhập khẩu ở các nƣớc nông nghiệp – nơi dƣ thừa nguồn nguyên liệu nhƣng chƣa có đủ công nghệ chế biến – sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, trong các lập luận phản biện, khi GDP một nƣớc tăng cao, cũng đồng nghĩa với việc khả năng sản xuất hàng hóa của nƣớc đó cũng tăng, và càng có khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa hoặc sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với hàng hóa nông sản, yếu tố về thổ nhƣỡng và khí hậu có vai trò quyết định. Do đó, trong số các loại hàng hóa, các sản phẩm nông nghiệp mang đặc điểm khu vực và vùng miền rõ nét nhất. Các nƣớc có GDP cao ở khu vực khí hậu ôn đới không thể sản xuất các sản phẩm nông sản nhiệt đới, nên càng có nhu cầu cao về sản phẩm này hơn. Vì vậy, khi GDP của nƣớc đối tác tăng, Việt Nam càng có nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản sang nƣớc đó hơn.

Yếu tố Dân số cũng là một yếu tố các chiều tác động thuận lên kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản. Hệ số ƣớc lƣợng cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác giữa nguyên, khi Dân số hai nƣớc tăng 1%, kim ngạch xuất khẩu tăng 0,319%. Điều này là dễ hiểu đối với loại hàng hóa thiết yếu nhƣ nông sản. Nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm là nhu cầu cơ bản của con ngƣời, khi dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu này tăng cao và thị trƣờng tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp càng đƣợc mở rộng. Theo Johnston và Mellor (2011), tỷ lệ gia tăng cầu lƣơng thực hàng năm đƣợc cho bởi công thức: D = p + g. Trong đó, p và g lần lƣợt là tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ tăng trƣởng thu nhập trên đầu ngƣời,  là độ co dãn cầu nông sản theo thu nhập. Nhƣ vậy, tỷ lệ gia tăng cầu lƣơng thực hàng năm có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều với tỷ lệ tăng trƣởng dân số. Điều này là một cơ hội tốt cho xuất khẩu nông sản Việt

53

Nam ở các nƣớc đang phát triển – nơi có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm khá cao, cao hơn tỷ lệ trung bình thế giới.

Khoảng cách địa lý là biến có tác động mạnh nhất trong cả mô hình nhƣng lại là tác động làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu nông sản. Theo đó, khi khoảng cách địa lý giữa quốc gia nhập khẩu và Việt Nam tăng 1% thì giá trị xuất khẩu nông sản sang nƣớc đó giảm 0,781%, trong điều kiện các yếu tố còn lại không thay đổi. Ảnh hƣởng rõ ràng nhất của khoảng cách địa lý đến thƣơng mại hàng hóa biểu thị qua chi phí vận chuyển và các yếu tố khác nhƣ sự khác biệt về văn hóa – xã hội, ngôn ngữ,… gia tăng khi các nƣớc cách xa nhau về mặt không gian. Đặc biệt, với các mặt hàng tƣơi nhƣ rau quả, trái cây, thời gian vận chuyển kéo dài còn làm đội các chi phí về bảo quản và gia tăng rủi ro về sự sụt giảm chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy, tác động của khoảng cách địa lý đến giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam là đáng kể.

Biến giả ASEAN mặc dù có hệ số dƣơng 0,259 trong mô hình nhƣng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đây cũng là kết quả mà các tác giả Đào Ngọc Tiến và cộng sự (2012), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) thu đƣợc trong các nghiên cứu sử dụng Mô hình trọng lực có biến giả ASEAN của mình. Nhƣ vậy, kết quả này là ủng hộ cho một số nhận định trƣớc đây cho rằng, Việt Nam thật sự không tận dụng đƣợc những tác động tích cực khi tham gia vào các Hiệp định thƣơng mại hay Khu vực mậu dịch tự do, không chỉ là AFTA mà còn là WTO. Thực tế, đối với hàng hóa nông sản, Bảng 4.9 cho thấy sự chuyển hƣớng thƣơng mại sang 6 nƣớc ngoại khối ASEAN+6 thông qua sự sụt giảm về tỷ trọng xuất khẩu sang các nƣớc thành viên ASEAN trong tổng số các nƣớc ASEAN+6. Ngoài ra, Hình 3.4 cũng cho thấy các thị trƣờng EU và Mỹ lại có sức hút hơn đối với hàng nông sản Việt Nam.

Bảng 4.9 Kim ngạch và tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các nƣớc trong khối ASEAN trong tổng thể các nƣớc ASEAN+6

2011 2012 2013

ASEAN+6 (tỷ USD) 6,56 7,07 5,51

ASEAN Kim ngạch (tỷ USD) 2,64 2,51 1,81

Tỷ trọng (%) 40,2 35,5 32,9

54

4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)