MẶT HÀNG CÀ PHÊ, CHÈ VÀ CÁC LOẠI GIA VỊ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 77)

5.1.1 Đề xuất thị trƣờng

Dựa vào việc tính toán Tốc độ hội tụ của từng thị trƣờng xuất khẩu trong mẫu thống kê trên cơ sở kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực của mặt hàng Cà phê, chè, và các loại gia vị, 39 trên 70 thị trƣờng xuất khẩu là đang đƣợc Việt Nam khai thác tốt trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong đó, 10 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam lớn nhất và đang trên đà tăng trƣởng cao đƣợc cho trong bảng sau.

Bảng 5.1 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng mặt hàng Cà phê, chè và các loại gia vị giai đoạn 2011 – 2013

Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thực tế (%) Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu tiềm năng

(%)

SOC RCA

trung bình

Pháp 56,2 8,4 -0,85 0,50

Algeria 47,8 11,5 -0,76 0,00

Tây Ban Nha 36,6 5,4 -0,85 0,64

Đức 22,3 9,3 -0,58 0,86

Hoa Kì 17,3 13,1 -0,25 0,32

Ý 17,2 7,1 -0,59 1,09

Liên Bang Nga 16,8 13,2 -0,21 0,10

Malaysia 16,6 13,2 -0,21 0,24

UK 13,1 10,6 -0,19 0,41

Nhật Bản 10,0 1,8 -0,82 0,04

Việt Nam - - - 14,39

Nguồn: Tính toán của tác giả

Theo Bảng 5.1, Pháp là thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thực tế Cà phê, chè và các loại gia vị trong ba năm 2011 – 2013 cao nhất. Đây cũng là một trong những quốc gia đƣợc Việt Nam khai thác tốt nhất các tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này, cùng với Tây Ban Nha, Nhật Bản và Algeria trên cơ sở giá trị Tốc độ hội tụ SOC nhỏ nhất. Trong khi đó, các quốc gia nhƣ Hoa Kì, Liên Bang Nga và Malaysia lại có tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu tiềm năng cao nhất. Tuy nhiên, đây lại là những thị trƣờng Việt Nam chƣa thật sự nắm bắt tốt các tiềm năng thƣơng mại đang tăng trƣởng khá nhanh này.

66

Bảng 5.1 cũng cung cấp các thông tin về lợi thế so sánh trung bình trong ba năm 2011 – 2013 của Việt Nam và các đối tác xuất khẩu tiềm năng về mặt hàng Cà phê, chè và các loại gia vị. Chỉ số RCA đặc biệt hữu ích trong phân tích các chính sách về ngoại thƣơng, khi RCA của một sản phẩm của một nƣớc lớn hơn 1, tức tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm trong tổng xuất khẩu của nƣớc đó cao hơn so với thế giới, từ đó “thể hiện” lợi thế so sánh của quốc gia đó đối với mặt hàng.

Theo đó, Việt Nam có lợi thế so sánh hiện hữu rất cao đối với mặt hàng Cà phê, chè và các loại gia vị. Một điều dễ nhận thấy và khá hợp lý là các đối tác nhập khẩu tiềm năng về mặt hàng này của Việt Nam lại không có lợi thế so sánh hiện hữu, thể hiện qua giá trị của chỉ số RCA của các nƣớc này phần lớn đều bé hơn 1. Trong đó, các quốc gia Algeria, Liên Bang Nga và Nhật Bản là những quốc gia có lợi thế so sánh hiện hữu thấp nhất, cho thấy cơ hội cao về xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Trên cơ sở so sánh các số liệu của các thị trƣờng, tác giả đề xuất một số thị trƣờng có tiềm năng cao về xuất khẩu Cà phê, chè và các loại gia vị là: Liên Bang Nga, Algeria, Nhật Bản và Malaysia. Hai quốc gia Nhật Bản và Malaysia có thuận lợi về vị trí địa lý khá gần gũi với Việt Nam, điều này đã đƣợc chứng minh là có tác động đến kim ngạch xuất khẩu trong Mô hình trọng lực. Trong khi đó, Liên Bang Nga là một thị trƣờng rộng lớn với nhu cầu khổng lồ về nguyên vật liệu, trong khi khả năng sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng 20 – 30% nhu cầu nội địa. Đây cũng là quốc gia Việt Nam đang tiến hành đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do trong khuôn khổ Việt Nam – Liên minh Hải quan (Nga – Belarus – Kazakhstan). Với mục tiêu đàm phán kết thúc vào cuối năm nay, đây sẽ là một cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng này.

5.1.2 Dự báo xuất khẩu

Dựa vào chỉ tiêu GDP dự báo năm 2014 và 2015 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kết hợp Mô hình trọng lực và Tốc độ hội tụ SOC, các giá trị về tốc độ tăng trƣởng và giá trị xuất khẩu dự báo mặt hàng Cà phê, chè và các loại gia vị đƣợc tổng hợp trong Bảng 5.2.

67

Bảng 5.2 Tốc độ tăng trƣởng và giá trị xuất khẩu Cà phê, chè và các loại gia vị dự báo của các thị trƣờng tiềm năng năm 2014 và 2015

2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Pháp 10,8 197,67 11,4 349,18 Algeria 16,2 203,58 16,1 338,91

Tây Ban Nha 10,1 508,35 10,7 875,73

Đức 11,8 710,24 11,7 909,07

Hoa Kì 12,7 802,75 13,0 941,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý 10,2 317,91 10,9 401,92

Liên Bang Nga 15,1 160,17 15,6 191,99

Malaysia 16,4 94,82 16,8 114,85

UK 13,2 146,39 12,9 169,69

Nhật Bản 12,7 227,74 11,4 290,18

Nguồn: Tính toán của tác giả

So sánh với số liệu ở Bảng 5.1, các giá trị về tốc độ tăng trƣởng tiềm năng của năm 2014 và 2015 đa phần cao hơn so với giai đoạn 2011 – 2013. Điều này phù hợp với dự báo của IMF về chỉ tiêu GDP của các nƣớc đều có sự tăng trƣởng sau giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 – 2009. Năm 2014 và 2015 dự báo sự phục hồi kinh tế của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu EU, nên nhu cầu về nguyên vật liệu của các nƣớc này tăng khá mạnh. Đặc biệt, sự tăng trƣởng của các quốc gia nhƣ Ý, Tây Ban Nha và Nhật Bản sau một năm 2013 kinh tế không có khởi sắc có thể dự báo về nhu cầu nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Các giá trị xuất khẩu dự báo đƣợc tính toán trên cơ sở giả định Việt Nam tiếp tục khai thác tốt các thị trƣờng này nhƣ trong giai đoạn 2011 – 2013. Vì vậy, Việt Nam nên chú ý khai thác tốt các cơ hội thƣơng mại đến từ các nền kinh tế này.

5.2 MẶT HÀNG GẠO

5.2.1 Đề xuất thị trƣờng

Trong tổng số 55 thị trƣờng xuất khẩu truyền thống về sản phẩm Gạo, có 28 thị trƣờng có kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trƣởng về lƣợng trong ba năm 2011 – 2013. Trong đó, 7 thị trƣờng nhƣ liệt kê trong bảng sau có giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trƣởng đáng kể nhất.

68

Bảng 5.3 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng mặt hàng Gạo giai đoạn 2011 – 2013 Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thực tế (%) Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu tiềm năng

(%) SOC RCA trung bình Trung Quốc 140,4 2,7 -0,98 0,14 Côte d’Ivoire 28,3 4,0 -0,86 0,98 Hong Kong 9,1 5,5 -0,40 0,02 Ghana 54,0 4,9 -0,91 0,01 Angola 31,8 6,4 -0,80 0,00

Liên Bang Nga 41,5 5,0 -0,88 0,17

Algeria 77,3 7,1 -0,91 0,00

Việt Nam - - - 22,85

Nguồn: Tính toán của tác giả

Theo số liệu từ Bảng 5.3, trong số 7 thị trƣờng tiềm năng về xuất khẩu Gạo, chỉ có 2 thị trƣờng Hong Kong và Liên Bang Nga là thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập cao, còn 5 thị trƣờng còn lại đều là những nƣớc có thu nhập trung bình. Đây là sự chuyển hƣớng thƣơng mại về xuất khẩu Gạo sang các nƣớc có mức sống tƣơng đƣơng với Việt Nam, đã đƣợc làm sáng tỏ sau khi phân tích kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực về mặt hàng này. Trong số 7 thị trƣờng tiềm năng, Trung Quốc đƣợc xem là quốc gia tiêu thụ gạo Việt Nam mạnh mẽ nhất, với tốc độ tăng trƣởng thần kì 140,4% trong ba năm 2011 – 2013. Đây cũng là một trong số các thị trƣờng Việt Nam khai thác tốt nhất các tiềm năng xuất khẩu Gạo, cùng với Algeria và Ghana trên cơ sở so sánh các chỉ số Tốc độ hội tụ SOC của các thị trƣờng.

Ngoài ra, Bảng 5.3 cùng cho thấy lợi thế so sánh hiện hữu về xuất khẩu Gạo giữa Việt Nam và các thị trƣờng tiềm năng. Theo đó, Việt Nam có lợi thế so sánh nổi trội so với các đối tác xuất khẩu Gạo tiềm năng. Trong đó, các quốc gia thuộc châu Phi nhƣ Algeria, Angola và Ghana hầu nhƣ không có lợi thế so sánh về mặt hàng này. Tuy nhiên, các quốc gia này lại có tốc độ gia tăng dân số khá cao – trung bình giai đoạn 2011 – 2013 theo thứ tự nhƣ trên là 1,9%, 3,1% và 2,1% (WB, 2011 – 2013). Điều này có thể dự đoán về sức cầu lƣơng thực còn gia tăng mạnh mẽ và là cơ hội xuất khẩu mặt hàng Gạo của Việt Nam trong những năm tới.

69

5.2.2 Dự báo xuất khẩu

Bảng 5.4 cung cấp các con số dự báo về tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu Gạo của 7 thị trƣờng tiềm năng dựa trên Mô hình trọng lực và số liệu tốc độ tăng trƣởng kinh tế dự báo của các quốc gia của IMF trong hai năm 2014 và 2015. Giá trị xuất khẩu đƣợc đƣa ra trên cơ sở giả định Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội thƣơng mại từ các thị trƣờng này nhƣ trong giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 5.4 Một số giá trị dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Gạo tiềm năng trong hai năm 2014 – 2015

2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Trung Quốc 3,1 2,448,12 4,2 2,968,23 Côte d’Ivoire 4,8 304,87 5,9 430,31 Hong Kong 5,5 116,21 5,4 126,68 Ghana 5,4 290,87 6,1 485,52 Angola 7,3 65,04 8,1 91,17

Liên Bang Nga 5,3 62,30 7,5 101,20

Algeria 7,9 114,84 8,8 223,88

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhìn chung, so sánh với số liệu ở Bảng 5.3, tốc độ tăng trƣởng tiềm năng của các đối tác đều có sự tăng trƣởng trong hai năm 2014 và 2015. Trong đó, các thị trƣờng nhƣ Côte d’Ivoire, Angola và Algeria là có tốc độ tăng trƣởng dự báo cao nhất. Lý do có thể nhận thấy là các nƣớc này có tốc độ tăng dân số khá lớn, nên mức tăng của chỉ số GDP/ngƣời không tƣơng đƣơng với mức tăng của GDP. Nhớ lại rằng, các hệ số ƣớc lƣợng của Mô hình trọng lực của mặt hàng Gạo đã phản ánh tác động dƣơng của yếu tố GDP và âm của yếu tố GDP/ngƣời. Đây cũng có thể là nguyên nhân giải thích cho sự tăng trƣởng dự báo khá chậm của thị trƣờng Hong Kong. Nhƣ vậy, trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung khai thác các thị trƣờng đầy triển vọng ở các quốc gia thuộc châu Phi nếu không muốn phụ thuộc thƣơng mại quá nhiều vào ngƣời láng giềng Trung Quốc.

5.3 MẶT HÀNG CAO SU 5.3.1 Đề xuất thị trƣờng 5.3.1 Đề xuất thị trƣờng

Tình hình xuất khẩu mặt hàng Cao su của Việt Nam trong những năm gần đây không thật sự khả quan, nhƣng có đến 16 quốc gia nhập khẩu vẫn đƣợc Việt Nam khai thác tốt các tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này. Trong

70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đó, 5 thị trƣờng trong bảng sau có sự tăng trƣởng về kim ngạch nhập khẩu Cao su từ Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013 và có tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ nhất.

Bảng 5.5 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng giai đoạn 2011 – 2013 Tốc độ tăng trƣởng trung bình thực tế (%) Tốc độ tăng trƣởng trung bình tiềm năng (%) SOC RCA trung bình Malaysia 68,0 13,6 -0,80 7,07 Ấn Độ 44,5 10,0 -0,77 0,19 Canada 11,7 7,0 -0,40 0,02 Cộng hòa Czech 25,4 6,2 -0,76 0,02 Pakistan 66,2 14,7 -0,78 0,00 Việt Nam - - - 13,51

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong số năm thị trƣờng tiềm năng, Malaysia và Ấn Độ là hai trong số những quốc gia có ngành sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Vì vậy, nhu cầu về mặt hàng nguyên liệu này là vô cùng khổng lồ và tăng mạnh qua các năm. Malaysia cũng là thị trƣờng nhập khẩu đƣợc Việt Nam khai thác tốt nhất, với chỉ số Tốc độ hội tụ SOC là thấp nhất trong số 5 thị trƣờng. Quốc gia Pakistan cũng chứng tỏ là một thị trƣờng đầy triển vọng khi giá trị xuất khẩu mặt hàng Cao su của Việt Nam vào thị trƣờng này có sự tăng trƣởng khá trong thời gian gần đây.

Về Lợi thế so sánh hiện hữu RCA, Việt Nam có lợi thế so sánh cao về mặt hàng Cao su, thể hiện qua chỉ số RCA cao nhất. Trong số năm thị trƣờng tiềm năng, ngoài Malaysia, các nƣớc còn lại hầu nhƣ không có lợi thế so sánh về mặt hàng này.

Nhƣ vậy, mỗi thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng của Việt Nam đều có những thuận lợi riêng nếu so sánh với nhau. Khoảng cách địa lý – một yếu tố có chiều tác động nghịch đến kim ngạch – lại là điểm thuận lợi của hai thị trƣờng Malaysia và Ấn Độ nếu so sánh với các thị trƣờng còn lại. Ngoài ra, Ấn Độ còn là quốc gia có khối lƣợng tiêu thụ cao su vào bậc lớn nhất thế giới, nhƣng lại không có lợi thế so sánh về loại sản phẩm này. Vì vậy, đây có thể là thị trƣờng Việt Nam có thể tập trung khai thác và đem về nguồn thu ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu cao su.

71

5.3.2 Dự báo xuất khẩu

Bảng 5.6 cung cấp các giá trị tốc độ tăng trƣởng và giá trị xuất khẩu dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng của Việt Nam trong hai năm 2014 – 2015.

Bảng 5.6 Một số giá trị dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng trong hai năm 2014 – 2015

2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Malaysia 17,3 825,83 17,7 1.556,90 Ấn Độ 21,8 355,79 22,3 641,60 Canada 13,2 7,97 13,6 9,78 Cộng hòa Czech 12,0 4,23 12,9 6,46 Pakistan 20,4 18,72 21,2 35,46

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng tiềm năng của cả năm thị trƣờng đều có sự gia tăng so với giai đoạn 2011 – 2013. Trong đó, dẫn đầu về giá trị xuất khẩu dự báo, nếu Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu, Malaysia chứng tỏ là một thị trƣờng đầy triển vọng trong việc xuất khẩu Cao su. Trong Mô hình trọng lực về mặt hàng này, tác động thuận của yếu tố GDP là rất đáng kể. Vì vậy, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế dự báo trong năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 8,7% và 9,1% (IMF, 2014), nhu cầu về nguồn nguyên liệu thô nhƣ Cao su của Malaysia đƣợc dự báo sẽ tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, cũng có tốc độ phát triển kinh tế vƣợt bậc trong những năm tới, cùng với việc không có lợi thế so sánh nhất định về hàng hóa Cao su, Ấn Độ cũng là một thị trƣờng đầy tiềm năng. Ngoài ra, Pakistan đƣợc dự báo sẽ có giá trị nhập khẩu cao su từ Việt Nam tăng trƣởng mạnh trong tƣơng lai nếu tiếp tục đƣợc Việt Nam khai thác tốt nhƣ trong thời gian qua.

72

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đóng một vai trò không nhỏ trong sự tăng trƣởng về cả lƣợng và chất của các sản phẩm nông sản gắn mác xuất xứ tại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhƣ Gạo, Cà phê, Cao su, Chè… mang đến một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc ngay từ những ngày đầu hội nhập. Vì những đóng góp quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp trong phát triển kinh tế, nhiều nghiên cứu đã đƣợc triển khai nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam về nhiều khía cạnh: năng suất, chất lƣợng cây trồng, giá trị, thị trƣờng xuất khẩu… Trong khía cạnh về xuất khẩu nông sản, đa phần các nghiên cứu đều mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, chƣa có

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản việt nam giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 77)