Ngành trồng trọt là ngành sản xuất phát triển sớm nhất trong bất kì nền kinh tế nào. Tại Việt Nam, đây là ngành duy nhất tạo ra nguồn lƣơng thực thiết yếu, là điều kiện cần cho sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội. Vì vậy, phân tích giá trị sản xuất nông sản qua các năm có thể đem lại cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển của ngành này.
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất nông sản giai đoạn 2011 – 6/2014 (tỷ đồng) 2011 2012 2013 6 tháng
2014 Theo giá hiện hành 577.749,0 534.284,8 552.497,6 - Theo giá so sánh 2010 421.925,4 433.870,1 445.168,0 187.654,0
Nguồn: TCTK, 2011 – 2013, Bộ NN&PTNT, 2014
Số liệu ở bảng trên cho thấy có sự khác nhau về xu hƣớng của giá trị sản xuất nông sản qua ba năm giữa giá trị theo giá hiện hành và giá so sánh 2010. Theo giá hiện hành, sản xuất nông sản có sự sụt giảm về giá trị sản xuất trong năm 2012, giảm 7,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá trị này theo giá so sánh 2010 lại tăng 2,8% và có luôn xu hƣớng tăng trong cả giai đoạn. Điều này cho thấy, nếu xét về lƣợng so với năm 2010, sản lƣợng sản xuất nông sản vẫn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, do sự bấp bênh của giá đã làm cho giá trị sản xuất có sự tăng giảm không đều. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số giá của mặt hàng nông sản tính chung năm 2012 so với 2011 là 89,9%. Trong khi đó, năm 2013, cả giá trị sản xuất theo giá hiện hành so với năm trƣớc và sản lƣợng so với năm 2010 đều có sự tăng trƣởng. Tính chung, sản lƣợng năm 2013 tăng khoảng 2,7% so với năm 2011 nhƣng giá trị sản xuất lại giảm 2,2%. Đây là một trong những đặc trƣng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi cung sản phẩm thô tăng làm giá giảm và ngƣợc lại. Hiện tƣợng này gắn liền với câu nói “đƣợc mùa mất giá” trong dân gian.
Về chủng loại, các loại cây trồng tại Việt Nam có sự đa dạng cao về cả mặt số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc chia thành ba nhóm cây chính: cây lƣơng thực, cây công nghiệp, rau đậu và cây ăn quả. Cơ cấu các nhóm cây này có sự
32
khác biệt đáng kể giữa các đối tƣợng nhƣng không khác biệt nhiều theo thời gian.
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 – 2012
Hình 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm cây giai đoạn 2011 – 2012 Nhìn chung, cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm cây không có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn. Trong đó, nhóm cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4 nhóm cây trồng, luôn chiếm trên 50% giá trị sản xuất nông sản. Đây là nhóm chính yếu trong ngành trồng trọt và nông nghiệp nói chung, gồm các loại cây có thế mạnh phát triển nhƣ lúa gạo, ngô, khoai, sắn. Cây công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, 27,17% trong năm 2012. Một số cây trong nhóm cây công nghiệp có tiềm năng xuất khẩu cao nhƣ cà phê, cao su, chè… Cuối cùng, tổng tỷ trọng của hai nhóm cây rau đậu và cây ăn quả chiếm không quá một phần tƣ giá trị sản xuất nông sản trong giai đoạn nghiên cứu.