5.2.1 Đề xuất thị trƣờng
Trong tổng số 55 thị trƣờng xuất khẩu truyền thống về sản phẩm Gạo, có 28 thị trƣờng có kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trƣởng về lƣợng trong ba năm 2011 – 2013. Trong đó, 7 thị trƣờng nhƣ liệt kê trong bảng sau có giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trƣởng đáng kể nhất.
68
Bảng 5.3 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng mặt hàng Gạo giai đoạn 2011 – 2013 Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thực tế (%) Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu tiềm năng
(%) SOC RCA trung bình Trung Quốc 140,4 2,7 -0,98 0,14 Côte d’Ivoire 28,3 4,0 -0,86 0,98 Hong Kong 9,1 5,5 -0,40 0,02 Ghana 54,0 4,9 -0,91 0,01 Angola 31,8 6,4 -0,80 0,00
Liên Bang Nga 41,5 5,0 -0,88 0,17
Algeria 77,3 7,1 -0,91 0,00
Việt Nam - - - 22,85
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo số liệu từ Bảng 5.3, trong số 7 thị trƣờng tiềm năng về xuất khẩu Gạo, chỉ có 2 thị trƣờng Hong Kong và Liên Bang Nga là thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập cao, còn 5 thị trƣờng còn lại đều là những nƣớc có thu nhập trung bình. Đây là sự chuyển hƣớng thƣơng mại về xuất khẩu Gạo sang các nƣớc có mức sống tƣơng đƣơng với Việt Nam, đã đƣợc làm sáng tỏ sau khi phân tích kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực về mặt hàng này. Trong số 7 thị trƣờng tiềm năng, Trung Quốc đƣợc xem là quốc gia tiêu thụ gạo Việt Nam mạnh mẽ nhất, với tốc độ tăng trƣởng thần kì 140,4% trong ba năm 2011 – 2013. Đây cũng là một trong số các thị trƣờng Việt Nam khai thác tốt nhất các tiềm năng xuất khẩu Gạo, cùng với Algeria và Ghana trên cơ sở so sánh các chỉ số Tốc độ hội tụ SOC của các thị trƣờng.
Ngoài ra, Bảng 5.3 cùng cho thấy lợi thế so sánh hiện hữu về xuất khẩu Gạo giữa Việt Nam và các thị trƣờng tiềm năng. Theo đó, Việt Nam có lợi thế so sánh nổi trội so với các đối tác xuất khẩu Gạo tiềm năng. Trong đó, các quốc gia thuộc châu Phi nhƣ Algeria, Angola và Ghana hầu nhƣ không có lợi thế so sánh về mặt hàng này. Tuy nhiên, các quốc gia này lại có tốc độ gia tăng dân số khá cao – trung bình giai đoạn 2011 – 2013 theo thứ tự nhƣ trên là 1,9%, 3,1% và 2,1% (WB, 2011 – 2013). Điều này có thể dự đoán về sức cầu lƣơng thực còn gia tăng mạnh mẽ và là cơ hội xuất khẩu mặt hàng Gạo của Việt Nam trong những năm tới.
69
5.2.2 Dự báo xuất khẩu
Bảng 5.4 cung cấp các con số dự báo về tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu Gạo của 7 thị trƣờng tiềm năng dựa trên Mô hình trọng lực và số liệu tốc độ tăng trƣởng kinh tế dự báo của các quốc gia của IMF trong hai năm 2014 và 2015. Giá trị xuất khẩu đƣợc đƣa ra trên cơ sở giả định Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội thƣơng mại từ các thị trƣờng này nhƣ trong giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 5.4 Một số giá trị dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Gạo tiềm năng trong hai năm 2014 – 2015
2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng tiềm năng (%) Giá trị (triệu USD) Trung Quốc 3,1 2,448,12 4,2 2,968,23 Côte d’Ivoire 4,8 304,87 5,9 430,31 Hong Kong 5,5 116,21 5,4 126,68 Ghana 5,4 290,87 6,1 485,52 Angola 7,3 65,04 8,1 91,17
Liên Bang Nga 5,3 62,30 7,5 101,20
Algeria 7,9 114,84 8,8 223,88
Nguồn: Tính toán của tác giả
Nhìn chung, so sánh với số liệu ở Bảng 5.3, tốc độ tăng trƣởng tiềm năng của các đối tác đều có sự tăng trƣởng trong hai năm 2014 và 2015. Trong đó, các thị trƣờng nhƣ Côte d’Ivoire, Angola và Algeria là có tốc độ tăng trƣởng dự báo cao nhất. Lý do có thể nhận thấy là các nƣớc này có tốc độ tăng dân số khá lớn, nên mức tăng của chỉ số GDP/ngƣời không tƣơng đƣơng với mức tăng của GDP. Nhớ lại rằng, các hệ số ƣớc lƣợng của Mô hình trọng lực của mặt hàng Gạo đã phản ánh tác động dƣơng của yếu tố GDP và âm của yếu tố GDP/ngƣời. Đây cũng có thể là nguyên nhân giải thích cho sự tăng trƣởng dự báo khá chậm của thị trƣờng Hong Kong. Nhƣ vậy, trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung khai thác các thị trƣờng đầy triển vọng ở các quốc gia thuộc châu Phi nếu không muốn phụ thuộc thƣơng mại quá nhiều vào ngƣời láng giềng Trung Quốc.