Quy hoạch đến năm 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 65 - 66)

Vùng bãi triều ven sông: Quảng Trị hiện có 620 ha mặt nước lợ ở vùng bãi triều ven các sông thuộc hệ thống sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Dự kiến sử dụng 380 ha vào mục đích nuôi các đối tượng tôm sú và cua là chủ yếu (trong đó khoảng 30% diện tích để làm đê bao và kênh mương).

Vùng đất nhiễm mặn: Quảng Trị hiện có 1921 ha đất nhiễm mặn tiềm năng cho NTTS. Dự kiến sẽ chuyển đổi khoảng 1070 ha diện tích này sang nuôi bán thâm canh và thâm canh theo hình thức công nghiệp, tập trung vào các đối tượng tôm sú, có thể kết hợp với nuôi cua và tôm rảo.

Vùng đất cát: Quảng Trị hiện có 1950 ha diện tích đất cát có khả năng phát triển NTTS được phân bố ở các huyện như sau:

Vùng 1: Diện tích khoảng 250ha sát biển thuộc thôn Vĩnh Thái xã Vĩnh Tường, nguồn nước ngọt có thể lấy từ đầm Thuỷ Tú cách 2 km về phía Nam, cách bờ biển 150 m.

Vùng 2: Có 200 ha thuộc xã Triệu Vân huyện Triệu Phong, nằm sát biển (rất thuận lợi cho việc cấp nước mặn), vùng này có thể lấy nước ngọt từ một nhánh của sông Thạch Hãn, tuy nhiên rất khó khăn; 168 ha thuộc xã Triệu lăng cách nguồn nước ngọt 4-5 km.

Bảng 2.17: Quy hoạch diện tích NTTS mặn, lợ đến năm 2010

Năm 2010 STT Địa phương Mặt biển,

eo, vịnh Đất cát ven biển Bãi triều, ven sông Ruộng mặn Đồng muối Tổng cộng 1 TX. Đông Hà 0 10 161 0 171 2 Huyện Vĩnh Linh 100 70 120 370 0 560

3 Huyện Gio Linh 0 0 108 203 20 331

4 Huyện Triệu Phong 30 140 162 305 20 627

5 Huyện Hải Lăng 30 200 200

6 Huyện Cồn Cỏ 200 0 0 0 0 0

7 Toàn tỉnh 360 410 400 1039 40 1889

Vùng 3: Có diện tích 1500 ha thuộc các xã Hải An, Hải Ba, Hải Dương, Hải Quế và Hải Khê huyện Hải Lăng, trong đó đã giao 172 ha cho công ty công nghệ Việt Mỹ (ATI) nuôi thuỷ sản. Từ 2002-2004 đã xây dựng khoảng 100 ha (70 ha mặt nước) và nuôi tôm he chân trắng, nhưng không hiệu quả, năm 2005 cho công ty Cổ phần Thái Lan thuê lại và tiếp tục nuôi tôm he chân trắng, đã thả nuôi 40 ha, năng suất đạt 11-11,5 tấn/ha/vụ. Trong số diện tích đất cát có khả năng này, dự kiến đến

năm 2010 có thể đưa 410 ha vào nuôi với các đối tượng nuôi chính là tôm sú và tôm he chân trắng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)