Văn bản pháp lý về quản lý môi trường vùng nuôi thuỷ sản tập trung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 61 - 64)

3.1. Qui chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung

Điều 5. Xây dựng ao đầm nuôi tôm phải thoả mãn các yêu cầu sau:

1. Địa điểm xây dựng: Tránh nguồn chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của khu vực đông dân cư (nơi có dư lượng các hoá chất và chất hữu cơ vượt quá mức cho phép);

2. Nguồn nước nuôi tôm phải bảo đảm các chỉ tiêu theo Thông tư của Bộ Thuỷ sản số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 sửa đổi bổ sung Thông tư số 04/TS- TT ngày 30/8/1990 (Phụ lục 1, bảng 1a về giá trị giới hạn cho phép nồng độ các chất

ô nhiễm trong nước biển, vùng nuôi thuỷ sản ven bờ); Chất đất phù hợp với yêu cầu của ao nuôi tôm;

3. Bảo đảm điều kiện về cơ sở hạ tầng: điện, đường giao thông, các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước; khu vực chứa bùn của ao nuôi do nạo vét cải tạo.

4. Diện tích ao lắng, ao xử lý nước thải có tỷ lệ diện tích phù hợp với ao nuôi.

3.2. Qui chế quản lý vùng nuôi tôm an toàn

Điều 4. Quản lý quy hoạch vùng nuôi tôm an toàn

1. Việc phát triển vùng nuôi tôm an toàn chỉ được thực hiện trong phạm vi đất nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch dành cho nuôi tôm và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm an toàn phải đảm bảo đủ hệ thống cấp, thoát nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tránh lây nhiễm bệnh giữa các ao trong vùng nuôi hoặc từ vùng này sang vùng khác, đảm bảo có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu nuôi tôm an toàn.

Điều 5. Quản lý môi trường vùng nuôi tôm an toàn

Việc quản lý môi trường vùng nuôi tôm an toàn đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh được thực hiện theo quy định tại Quy chế Quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung (ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản); việc quản lý môi trường đối với vùng nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến và quảng canh thực hiện theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 6. Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý vùng nuôi tôm

1. Để đảm bảo nuôi tôm an toàn, địa phương có vùng nuôi tôm trong đó có từ 02 (hai) cơ sở nuôi tôm trở lên muốn đăng ký vùng nuôi tôm an toàn phải thành lập Ban Quản lý vùng nuôi tôm.

2. Ban Quản lý là đại diện của các cơ sở nuôi tôm tham gia thành lập Ban Quản lý và có nhiệm vụ thống nhất quản lý trong vùng nuôi tôm về việc áp dụng GAP hoặc CoC theo quy định về GAP và CoC của Bộ Thủy sản (ban hành theo từng thời gian phù hợp với sự phát triển của công nghệ, yêu cầu của thị trường và thực tiễn sản xuất) và các quy định khác có liên quan.

3. Ban Quản lý được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Ban Quản lý vùng nuôi tôm.

1. Chủ cơ sở nuôi tôm phải đăng ký kinh doanh nuôi tôm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng V năm 2005 của Chính phủ vềđiều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

2. Chủ cơ sở nuôi tôm phải đảm bảo cho cơ sở có đủđiều kiện về vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng III năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành tại Pháp lệnh Thú y.

3. Chủ cơ sở nuôi tôm đã đăng ký cơ sở nuôi tôm an toàn phải áp dụng GAP hoặc CoC theo quy định của Bộ Thủy sản và các quy định khác có liên quan. Trong trường hợp cùng một chỉ tiêu nhưng GAP hoặc CoC có quy định khác với quy định của tiêu chuẩn ngành trước đây hoặc quy chuẩn kỹ thuật của ngành thì áp dụng theo quy định của GAP hoặc CoC.

4. Chủ cơ sở nuôi tôm tham gia thành lập Ban Quản lý phải chịu sự chỉ đạo của Ban Quản lý về nội dung và phương pháp áp dụng GAP hoặc CoC trong vùng nuôi tôm.

3.3. Tiêu chuẩn ngành 2001: Qui trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú

Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi tôm

Hình dạng ao: Vuông, hoặc chữ nhật có tỷ lệ dài/rộng không lớn hơn 1,5/1,0. Diện tích ao: Từ 0,5 đến 1,0 ha.

Đáy ao: Bằng phẵng, đầm nén chặt; độ dốc về phía cống tiêu từ 0,5 - 0,8 %. Bờ ao: Yêu cầu không rò rỉ, không sạt lở; Cao hơn mức nước lớn nhất trong ao 0,5 m.; Mặt rộng: Từ 2,0 đến 2,5 m.; Hệ số mái: Từ 1,0/1,0 đến 1,0/1,5.

Cống: Số lượng cống: 2 cống (1 cống cấp và 1 cống tiêu đặt ở 2 bờ đối diện).; Khẩu độ cống: Từ 0,3 đến 0,6 m; Vật liệu làm cống: Xi măng, composite, nhựa PPC; Cao trình đáy cống cao hơn đáy ao 0,8 - 1,0 m.; Cao trình đáy cống tiêu: Thấp hơn đáy ao 0,2 - 0,3 m.

Độ sâu nước ao nuôi: Từ 1,5 đến 2,0 m.

Mương : Có mương cấp và mương tiêu nước riêng biệt cho ao nuôi.  Yêu cầu đối với ao xử lý

Ao lắng lọc xử lý nước cấp: Có tỷ lệ từ 20 đến 25 % tổng diện tích ao nuôi. Ao xử lý nước thải: Có tỷ lệ từ 10 đến 15 % tổng diện tích ao nuôi.

Bổ sung nước cho ao nuôi

bổ sung nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và độ mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới bổ sung mỗi lần khoảng 10 - 15 % khối lượng nước ao.

Thay nước cho ao nuôi

Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị bệnh hoặc tôm khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 - 15 % khối lượng nước ao, để thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý cho ao. Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30 ‰ phải bổ sung nguồn nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới 30 ‰.

3.4. Các nguyên tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

Nguyên tắc 2: Thiết kế và xây dựng đầm nuôi tôm theo cách thức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đối với môi trường

Nguyên tắc 3: Giảm thiểu tác động của nước sử dụng trong nuôi tôm đối với nguồn nước

Nguyên tắc 4 ở những nơi có thể, sử dụng các nguồn tôm bố mẹ và tôm giống sạch bệnh/ hoặc kháng bệnh đã được chọn lọc và thuần hoá để tăng cường an toàn sinh học, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng năng suất đồng thời giảm được nhu cầu về con giống tự nhiên

Nguyên tắc 8: Xây dựng và vận hành các trại nuôi một cách có trách nhiệm xã hội, có nghĩa là có lợi cho trại nuôi, cộng đồng địa phương và quốc gia và đóng góp một cách có hiệu quả vào phát triển nông thôn, đặc biệt là giảm nghèo ở các vùng ven biển và đồng thời không làm tổn hại đến môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)