Các ngành khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 31 - 36)

a. Ngành giao thông

Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Vùng nghiên cứu có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu Lao Bảo dài 82 km). Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn sông Hương. Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường Trường Sơn công nghiệp. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam.

b. Ngành dịch vụ thương mại, du lịch

Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp. Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và tương lai cần phải đóng vai trò lớn trong hành lang kinh tế Đông – Tây. Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cư đông đúc..

Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Tùng, bãi biển cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được

nhiều khách. Vùng nghiên cứu cũng có những căn cứ cách mạng nổi tiếng như làng Vây, chiến khu Ba Lòng; địa đạo Vĩnh Chấp, khu nhà người Pacô ở Tà Rụt, làng văn hoá Phú Thiềng ở Mò ó, du lịch sinh thái ở Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây)...nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt để đưa vào thành các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước và khách quốc tế.

1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị

Trên cơ sở phân tích những nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội của tỉnh, báo cáo "Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Trị đến 2010" đã xác định các lợi thế và hạn chế trong tiến trình phát triển của tỉnh như sau:

Lợi thế:

– Có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng biển, ven biển và hải đảo, tiềm năng du lịch phong phú thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế và phát triển du lịch liên vùng và quốc tế.

– Có nguồn tài nguyên khoáng sản không lớn nhưng phân bố đều trên lãnh thổ, có tiềm năng phát triển nông nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ là nơi sử dụng nguồn lao động là động lực cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh,

– Kinh nghiệm qua 15 năm đổi mới đang đóng góp tích cực vào quá trình quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật, đã làm cho tỉnh bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội mới, cao hơn.

Hạn chế:

Kết cấu hạ tầng tuy có phát triển nhưng còn yếu, chưa đồng bộ, chưa tạo được môi trường hấp dẫn cho đầu tư trong nước và quốc tế

– Chưa có các cơ sở công nghiệp Trung ương, công nghệ sản xuất công nghiệp của địa phương còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu.

– Hậu quả chiến tranh để lại vẫn còn rất nặng nề. Tỷ lệ tăng dân số còn cao. Lao động trình độ cao còn hạn chế cộng với những điều kiện khí hậu, thời tiết thất thường ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh đến 2010 đã xác định là:

bên ngoài.

2. Tận dụng lợi thế của hành lang Đông – Tây và Khu thương mại Lao Bảo để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

3. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở ưu tiên đầu tư phát triển ngành và vùng lãnh thổ.

4. Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

5. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, đoàn kết dân tộc, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững

6. Kết hợp phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Nhằm đạt được mục tiêu đó tỉnh Quảng Trị đã chọn phương án phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu được thể hiện trên một số chỉ tiêu như sau:

Nông nghiệp: Mở rộng diện tích cây trồng, đầu tư giống, cải tiến kỹ thuật canh tác, bảo quản và vận chuyển lưu thông. Liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại. tăng cường cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thuỷ lợi, chợ và nước sinh hoạt. Chú trọng việc xuất khẩu nông sản. Phát triển đồng bộ cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.

Lâm nghiệp: Khai thác gỗ hợp lý với tái sinh rừng. Quản lý, bảo vệ và phát triển tốt vốn rừng tự nhiên. Tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc, vùng cát ven biển. Các biện pháp thực hiện là giao đất, giao rừng đến các hộ gia đình, đầu tư tái tạo rừng kinh tế, rừng trồng và rừng cây công nghiệp, cây ăn quả. hỗ trợ vốn và đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp.

Thuỷ sản: Phát triển ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm tăng hàng hoá xuất khẩu. Tăng cường đánh bắt xa bờ và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển đổi cơ cấu thuyền bè và tăng cường đội tàu có công suất lớn. Phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần và công nghệ đánh bắt. Xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ hải sản.

Công nghiệp: Đảy mạnh phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh như vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ hải sản. Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật và đầu tư công nghệ cao. Cổ phần hoá và phát triển công nghiệp tư nhân. Phát triển công nghiệp điện, điện tử. Hình thành một số khu công nghiệp trọng điểm: Khe sanh – Lao Bảo; Đông Hà và Đường 9 – Đông Hà – Cửa Việt – Ngã Tư Sòng. Khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương, giải quyết việc làm

tại chỗ tại các huyện.

Thương mại, dịch vụ, du lịch: Ưu tiên xây dựng và phát triển Khu thương mại Lao Bảo sớm phát huy hiệu quả đầu tư và phát triển trở thành Trung tâm thương mại lớn không chỉ ở Quảng Trị mà của cả Miền Trung và cả nước. Đầu tư xây dựng chợ Đông Hà và các chợ đầu mối ở các thị trấn, thị xã.

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí với trọng tâm là nâng cao công tác quản lý và chất lượng các loại hình dịch vụ.

Phát huy tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng và thể thao. Gắn du lịch Quảng Trị với du lịch Miền Trung và du lịch cả nước. Đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch với ưu tiên các di tích lịch sử: Thành cổ Quảng Trị, Cầu Hiền Lương, Khe Sanh – Tà Cơn, Nghĩa trang Trường Sơn… các di tích văn hoá: Thánh địa La Vang, Làng Vân Kiều… các tiềm năng tự nhiên: Khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt và Mỹ Thuỷ, khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, đỉnh Voi Mẹp, hồ thuỷ điện Rào Quán.

Cùng với các ngành trên cần đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông, Điện, Thuỷ lợi và Cấp nước và các lĩnh vực xã hội như Lao động, Y tế, Giáo dục và Bảo vệ môi trường sinh thái, An ninh quốc phòng và Phòng chống thiên tai.

Chương 2

Điều tra hiện trạng, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và xâm nhập mặn tỉnh quảng trị

2.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản

Hiện nay, việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), nhất là thuỷ sản mặn lợ ở nước ta nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng đang phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, quá trình nuôi trồng thuỷ sản muốn đạt được hiệu quả cao cần có những thông tin và hiểu biết nhất định về các điều kiện môi trường cũng như những hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đó và đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh.

2.1.1. Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, vấn đề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã được quan tâm và phát triển. Một vấn đề quan trọng trong quá trình nuôi là xác định được đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương. Các đối tượng nuôi được đưa vào trong NTTS tỉnh Quảng Trị là:

- NTTS nước ngọt:

+ Đối tượng nuôi truyền thống: cá trôi, mè, trắm, chép, ...

+ Đối tượng nuôi mới: cá chình (lồng), rô phi dòng gift đơn tính, ba ba, cá diêu hồng, ...

Trong lĩnh vực NTTS nước ngọt, cá là đối tượng nuôi chủ yếu của các hộ nuôi.

- NTTS nước mặn, lợ:

Đối tượng nuôi thuỷ sản nước mặn lợ ở tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu là tôm sú. Ngoài ra, còn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá rô phi đơn tính.

2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Trị có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi nước lợ.

- Năm 2003: tổng diện tích nuôi nước mặn, lợ và nước ngọt của toàn tỉnh là 1730 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 1168 ha và diện tích nuôi nước mặn, lợ là 563 ha. Diện tích đã sử dụng chiếm 11% diện tích có khả năng toàn tỉnh.

- Năm 2006: tổng diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 2.380,4 ha, với 1.600,2 ha nuôi nước ngọt và 845,9 ha nuôi thuỷ sản nước lợ. Diện tích nuôi chiếm 14,8% diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản.

Diện tích nuôi nước ngọt và nước lợ trên toàn tỉnh trong năm 2003 và năm 2006 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh năm 2003 đến 2006

Đơn vị tính: ha

TT Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 TX Đông Hà 78 129 226,69 224 2 TX Quảng Trị 12 3,2 3,66 3,73 3 Vĩnh Linh 591 566 669,5 685,6 4 Gio Linh 268 364,92 428,5 443,1 5 Triệu Phong 307 417,1 485,2 495,2 6 Hải Lăng 381 309,3 284,6 343,7 7 Hướng Hoá 41 48,9 54,65 61,5 8 Đakrong 18 17,36 25,5 26,1 9 Cam Lộ 35 54,12 57,5 97,45 Toàn tỉnh 1.730 1.909,9 2.235,8 2.380,4

Nguồn: Số liệu thống kê - Cục thống kê tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)