Tổng lượng thiếu hụt mùa kiệt của lưu vực Thạch Hãn lần lượt là 76.6 triệu m3 vào năm 2010 và 100.8 triệu m3 vào năm 2020, bao gồm các tiểu lưu vực sau:
Tiểu lưu vục sông Hiếu: bao gồm toàn bộ diện tích huyện Cam Lộ có diện tích đất canh tác hiện tại 1.821. Trong tương lai diện tích canh tác mở rộng lên 3.691 ha.. Lưu vực sông Hiếu có thể chia thành 3 vùng: Thượng sông Hiếu: Diện tích canh tác tương lai 868 ha. Hiện tại ở đây đã có các công trình: đập Sa Mưu, đập Hà Bạc và đập Đa Bung. Quy hoạch nguồn nước đối với vùng này như sau: Hoàn chỉnh 3 công trình đã có, xây dựng hồ Khe Duyên để bổ sung nguồn nước cho sông Hiếu về mùa khô khoảng 2 triệu m3, hồ Đá Bông. Tả sông Hiếu: với diện tích canh tác tương lai là 1.236 ha. Vùng này hiện nay đã có các công trình: trạm bơm Cam Lộ, hồ Đá Lã, đập Đá Mài, hồ Tân Kim 2, đập Chùa và một số hồ đập nhỏ khác. Phương án quy hoạch nguồn nước cho vùng này là: Nâng cấp hồ Đá Lã, xây dựng đập Khe Chùa, hoàn chỉnh hồ Tân Kim, xây dựng hồ Đá Mài + Tân Kim I. Hữu sông Hiếu: với diện tích tự nhiên vùng này thuôc thị xã Đông Hà 2.676.2 ha, thuộc Cam Lộ 1.054,3 ha, tổng toàn vùng 11.921,4 ha. Quy hoạch nguồn nước cho vùng này như sau: Sửa chữa nâng cấp hồ Khe Mây, trạm bơm Tây Trì; trạm bơm Thiết Tràng, hồ Km6. Nâng cấp hồ Hiếu Nam bằng biện pháp gia cố an toàn đập, xây dựng kênh mương nội đồng. Nâng cấp sửa chữa hồ Nghĩa Hy bằng biện pháp gia cố đập, sửa chữa cống lấy nước ổn định và nâng cao tràn, xây dựng kênh mương nội đồng. Sửa chữa nâng cấp trạm bơm Hiếu Bắc, trạm bơm Vĩnh An, trạm bơm Nam
Thành. Để cho các trạm bơm dọc sông Hiếu hoạt động bình thường cần có một dung tích chứa ở thượng lưu 4 triệu m3 điều tiết trong 3 tháng mùa khô 6, 7, 8 bình quân xả 0,5 m3/s xuống hạ lưu với phương án xây dựng hồ Tiên Hiên với dung tích 5 triệu m3 và hồ Khe Duyên xả xuống hạ du 2 triệu m3, đảm bảo cho các trạm bơm dọc sông Hiếu hoạt động bình thường.
Tiểu lưu vực sông Vĩnh Phước: Sông Vĩnh Phước là một nhánh phía tả của sông Thạch Hãn, bắt nguồn từ vùng Cùa và đổ vào sông Thạch Hãn tại thôn Vĩnh Phước. Lưu vực sông Vĩnh Phước nằm ở địa giới hành chính của 3 huyện thị là Cam Lộ, Đông Hà và Triệu Phong. Theo địa hình lưu vực này có thể phân chia thành:
Vùng Cùa: Đây là vùng chuyên canh cây hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị có 261,8 ha. Vùng này được quy hoạch tưới như sau: Hoàn chỉnh toàn bộ hồ chứa đã có theo nhiệm vụ thiết kế đã giao. Xây dựng hồ Vĩnh Phước 2 tiếp nguồn cho hạ du Vĩnh Phước. Bản thân khi xây dựng hồ Vĩnh Phước 2 đã có khả năng nâng cao mực nước ngầm cho giếng của dân. Vùng Tả Thạch Hãn: Tuy là ven sông Thạch Hãn nhưng vùng này không sử dụng được nguồn nước của Thạch Hãn để bơm tưới về mùa khô khi cần nước vì bị mặn, đây cũng là vùng kinh tế đồi của huyện Triệu Phong. Khả năng chặn các sông suối trong vùng làm các công trình hồ chứa để tạo nguồn nước tưới là rất khó khăn. Trên thượng nguồn Thạch Hãn hiện đang nghiên cứu xây dựng thuỷ điện Rào Quán với dung tích trữ 215 triệu m3 nước để điều tiết phát điện với công suất 64 MW. Tuy nhiên hồ Rào Quán trong tháng kiệt nhất cũng chỉ xả xuống hạ du được 4,1 m3/s nên dù có hồ chứa Rào Quán cũng chỉ cải thiện thêm một phần việc căng thẳng nguồn nước ở phía Nam. Đối với vùng Tả Thạch Hãn, phương án cho quy hoạch nguồn nước là: Phát triển trạm bơm nhỏ dọc sông. Nguồn nước lấy trên sông Thạch Hãn. Phát huy hiệu quả của hồ Triệu Thượng 1, hồ Triệu Thượng 2, hồ Mụ Huyện. Củng cố cống Trung Kiên tạo nguồn cho 3 trạm bơm : Thượng Phước, Tả Hữu, Nham Biều hoạt động. Vùng hạ du Vĩnh Phước: Diện tích canh tác toàn vùng hiện tại là 1154 ha, trong tương lai sẽ khai thác lên 1915 ha. Trong vùng đã xây dựng đập ngăn mặn Vĩnh Phước. Phương án quy hoạch nguồn nướcnhư sau:
Hoàn chỉnh kênh mương hồ ái Tử 1, hồ Trung Chỉ. Xây dựng mới hồ ái Tử 2, xây dựng hồ 49 và xây dựng hồ Vĩnh Phước 2 bổ sung nước cho hạ du. Xây dựng mới trạm bơm Vĩnh Phước, kiên cố hoá đập dâng Vĩnh Phước để giữ ngọt, tạo nguồn cho nhà máy nước Đông Hà và trạm bơm nhỏ.
Tiểu lưu vực Thượng Quảng Trị: báo gồm lưu vực các sông Đakrông, lưu vực sông Rào Quán, sông Ba Lòng. rồng thích hợp đối với vùng miền núi. Nhiêm vụ quy hoạch nguồn nước cho vùng này như sau: Hoàn chỉnh các công trình đã có.
Bảng 2.23. Công trình cần nâng cấp và sửa chữa trên lưu vực sông Thạch Hãn
TT Tên công trình Diện tích tưới (ha)
Lượng nước (triệu m3
)
Kinh phí
(triệu đồng) Địa điểm
Lưu vực Sông Hiếu
1 Đập Sa Mưu 10 0.05 399 Hướng Hiệp
2 Đập Hà Bạc 11 0.055 426.9 Hướng Hiệp
3 Hồ Đá Lả 200 1 4456.8 Cam Thuỷ
4 H. Tân Kim 2 12 0.06 347.8 Cam Thuỷ 5 H. Khe Mây 100 0.5 2807.4 TX Đông Hà
6 TB Tây Trì 12 0.06 223.7 Phường 1
7 TB Thiết Tràng 7 0.035 133.8 Phường 4
8 Hồ Km6 15 0.075 401.2 Phường 5
9 H. Hiếu Nam 150 0.75 3492 Cam Hiếu
10 H. Nghĩa Hy 250 1.25 5636.8 Nghĩa Hy 11 TB Hiếu Bắc 70 0.35 1389.7 Cam Hiếu 12 TB Nam Thành 35 0.175 668.8 T. T. Cam Lộ 13 TB Vĩnh An 70 0.35 1458.2 Cam Hiếu
Tổng KP 21842.1
Lưu vực sông Vĩnh Phước
1 H . Giếng Làng 36 0.18 1044.1 Cam Chính
2 Hồ Nà 35 0.175 978.5 Cam Chính
3 Hồ đội 4 40 0.2 1161.6 Cam Chính
4 Hồ Khe Râm 40 0.2 1059 Cam Chính
5 Hồ đội 8 45 0.225 1235.1 Cam Chính
6 Hồ Khe Sín 45 0.225 1273.4 Cam Nghĩa 7 Hồ Giếng Lau 20 0.1 643.3 Cam Nghĩa
8 Hồ 19/5 80 0.4 2275.2 Cam Nghĩa
9 Hồ Khe Đá 43 0.215 1445.8 Cam Nghĩa 10 Hồ Mụ Huyện 50 0.25 1900.8 Khu KT mới 11 Hồ Triệu Thượng 1 150 0.75 Triệu Thượng 12 Hồ Triệu Thượng 2 35 0.175 Triệu Thượng 13 TB Thượng Phước 25 0.125 463.4 Triệu Thượng 14 TB Nham Biều 17.2 0.086 319.2 Triệu Thượng
15 TB Tả Hữu 4 0.02 Triệu Thượng
16 Hồ Trung Chỉ 130 0.65 4154.8 Đông Lương 17 Hồ ái Tử 1 1040 5.2 51088 Triệu ái
Tổng KP 69042.2
hết năng lực thiết kế. Sử dụng phương pháp thủy lợi nhỏ, đập tạm để giải quyết tưới cho phần diện tích nhỏ lẻ ở các xã miền núi. Vùng thượng nguồn sông Thạch Hãn: Đây là vùng sâu, vùng xa khó khăn trong công tác phát triển thủy lợi không phải do nguồn nước mà chủ yếu là do đường giao thông không thuận lợi. Phát triển nguồn nước ở đây mang tính chất ổn định dân và xoá diện tích nương rẫy. ở đây mới đầu tư được 6 công trình thủy lợi, lớn nhất là đập Tà Rụt ở km 47 tưới 8 ha, cần hoàn chỉnh kênh mương, có 5 công trình nhỏ của xã A Vao. Các hồ hiện có gồm: hồ Xa Kia, hồ Sapa. Xây dựng hồ A Đang, hồ Loue, hồ Làng Hay, hồ Ba Bình, hồ La Sam.
Vùng Đakrông – Mò ó: Xây dựng trạm bơm Quán Thuế lấy nước trên sông Thạch Hãn. Xây dựng hồ Ca Lư, hồ Khe Mèo, hồ Động Chè, đập Bồng Kho và hồ Dinh
Điền. Vùng sông Rào Quán: có diện tích canh tác tập trung nằm trong lòng hồ Rào Quán. Hồ Rào Quán đang thi công với nhiệm vụ phát điện cấp nước hạ du và phần nào giảm lũ cho hạ du. Vùng Thượng Đakrông: Tổng diện tích toàn vùng có 53506 ha nằm trọn trên thượng nguồn sông Đakrông. Diện tích canh tác nông nghiệp xấp xỉ 3.000 ha. Trong vùng hiện nay chưa có công trình tưới tiêu nào đáng kể.Công trình dự kiến là các hồ chứa nhỏ đầu nguồn sông Đakrông với dung tích tổng cộng khoảng 10 – 15 triệu m3/năm
Tiểu lưu vực Nam Thạch Hãn: Vùng Nam Thạch Hãn thuộc hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng có diện tích đất tự nhiên là 20.155 ha được cung cấp nước hoàn toàn bởi hệ thống thủy lợi trọng điểm Nam Thạch Hãn. Diện tích đất canh tác nông nghiệp toàn vùng khoảng 5275 ha, chiếm tỷ lệ khá cao so với diện tích toàn vùng. Công trình thủy lợi đã có: Hồ Trầm, hồ Phước Môn, hồ Phú Long, hồ Miệu Huệ, hồ Choi Yên, hồ Bầu Lăng, hồ Tích Tường.
Bảng 2.24. Danh mục công trình xây dựng mớilưu vực sông Thạch Hãn
TT Tên công trình Diện tích tưới (ha) Lượng nước (triệu m3)
Kinh phí
(triệu đồng) Địa điểm
Lưu vực Sông Hiếu
1 H. Đá Bông 100 0.5 7156.7 Hướng Hiệp
2 H. KReng 50 0.25 3632.4 Hướng Hiệp
3 Đ. Khe Chùa 35 0.175 2051.1 Cam Tuyền 4 TB Quất Xá + H. Khe Duyên 909 4.545 37529.2 Cam Thành 5 Đá Mài + Tân Kim 1310 6.55 89484 Cam Tuyền
Tổng KP 139853.4
Lưu vực sông Vĩnh Phước
1 TB Cam Chính 621 3.105 23139.9 Cam Chính 2 Tưới bằng nước ngầm 262 1.31 7050
3 TB Triệu Thành 100 0.5 3463.8 Triệu Lương 4 TB Vĩnh Phước 1 250 1.25 9075.3 Triệu Lương 5 TB Vĩnh Phước 2 355 1.775 13320.9 Triệu Lương 6 Hồ ái Tử 2 740 3.7 48695.6 Triệu ái 7 Hồ Vĩnh Phước 2 1226 6.13 144889 Triệu Lương
8 Hồ 49 0 9580.2 Triệu Lương
259214.7
Chương 3
Đánh giá tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và đẩy mặn hạ du
3.1. Tính toán lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và đẩy mặn hạ du và đẩy mặn hạ du
Hiện nay tại Quảng Trị việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất cá thể, nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản chưa được quan tâm đúng mức nên năng suất và chất lượng chưa cao. Tuy tiềm năng phát triển thuỷ sản của tỉnh là cao, song mức độ khai thác còn hạn chế. Để phát huy tiềm năng cần có sự đầu tư thích đáng và có quy mô hơn. Vấn đề cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản cần được đặt ra phục vụ sự phát triển của ngành.
Vùng nghiên cứu có bờ biển dài 75 km với hai cửa sông lớn là Cửa Tùng và Cửa Việt. Nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt với mùa khô kéo dài cùng với nắng nóng và khô hạn nên vùng nghiên cứu thường xuyên chịu tác động của xâm nhập mặn do thủy triều từ hai cửa sông này. Việc xây dựng các cống ngăn mặn phần nào đã giải quyết được vấn đề cấp nước ngọt cho các ngành dùng nước khác nhau. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của các hồ chứa và đập dâng ở thượng nguồn là sự triết giảm dòng chảy hạ lưu, làm cho vấn đề xâm nhập mặn càng trở nên nghiêm trọng.
Xuất phát từ hai vấn đề nêu trên, mục này sẽ đi vào tính toán lượng nước cần thiết cấp cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho hiện tại và năm 2020. Đồng thời lượng nước còn lại phục vụ đẩy mặn hạ du cũng được tính toán cho thời điểm hiện tại và năm 2020.
3.1.1. Số liệu phục vụ tính toán