Mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 49 - 51)

Mô hình điển hình là nuôi cá ao hồ nhỏ - Đối tượng nuôi

+ Đối tượng nuôi chủ yếu bao gồm các đối tượng cá truyền thống như cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ, rô phi thường, cá chép, còn lại các đối tượng đặc sản như tôm càng xanh, rô phi đơn tính, trắm đen, chép lai, chim trắng chưa phổ biến vì chưa có thị trường.

+ Trong các đối tượng nuôi truyền thống này, cá trắm cỏ chiếm tỷ lệ lớn và phổ biến hơn cả do loài cá này yêu cầu thức ăn dễ kiếm như cỏ và các loại lá như lá chuối, lá sắn có sẵn ... nên việc cung cấp thức ăn cho cá đơn giản, không tốn kém. Thông thường, cá trắm cỏ chiếm tỷ lệ 45 – 50%, còn lại là các loài cá khác được nuôi ghép để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.

+ Đất nuôi cá ao hồ nhỏ thường là đất thổ cư liền kề với nhà ở của gia đình ở dạng đất vườn, hoặc các ao nhỏ có sẵn. Do đó, loại đất này có thời hạn sử dụng lâu dài và không phải đóng thuế hàng năm.

+ Các loại hình đất phổ biến được đào ao nuôi là cát đồng nội, đất thịt pha cát trong vườn hoặc đất đồi tận dụng ven sông, suối ở các huyện miền núi. Đặc biệt, với các ao nuôi hình thành cụm ven theo suối, ven kênh thủy lợi hoặc ven nhà ở các huyện miền núi, do nước được lấy từ các khe suối về, ao liền ao, việc thoát nước từ ao trên lại là nguồn cấp nước cho ao dưới, vì vậy khi bị bệnh một ao thì các ao khác đều bị dịch bệnh theo.

+ Với các hồ thuỷ lợi, hồ chứa, hồ tự nhiên hoặc các diện tích ruộng trũng lớn, người nuôi thường phải đấu thầu hoặc thuê lại của cơ quan quản lý thuỷ vực trong thời hạn ngắn (5 – 10 năm).

- Cải tạo ao:

+ Qua khảo sát cho thấy, 100% các hộ nuôi cá ao, hồ nhỏ được phỏng vấn đều tiến hành cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi và tiến hành vét bùn sau khi thu hoạch.

+ Hình thức cải tạo ao thông dụng là bón vôi, tuy nhiên liều lượng vôi trung bình thấp, khoảng 0,03 – 0,16 kg/m2, tương đối thấp so vơi tiêu chuẩn ngành đề ra là 15 – 20 kg/100m2(tương đương 0,15 – 0,2 kg/m2). Các loại phân bón làm cho nước có màu phổ biến là phân vô cơ như đạm, lân hoặc phân tổng hợp N.P.K, rất ít gia đình sử dụng phân chuồng do ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường từ loại phân này gây ra. Các loại hoá chất công nghiệp khác như clorine, sunfat đồng hầu như chưa được sử dụng.

- Con giống:

+ Nguồn giống cá nước ngọt phục vụ cho các hộ nuôi được cung cấp bởi 7 trại sản xuất giống nước ngọt trên địa bàn tỉnh và các cơ sở ươm giống khác.

+ Phần lớn các hộ mua và thả con giống cỡ lớn 10 – 20 cm từ các gia đình ươm giống tại các thôn, xã lân cận hoặc một số cơ sở ương như trại giống Vĩnh Thuỷ và một số trại ươm giống khác của Quảng Trị. Mật độ thả trung bình là 2,17 con (giống cỡ 10 – 12 cm)/m2 ao nuôi. Tỷ lệ sống trung bình của cá nuôi là 79%.

- Thời vụ nuôi: Cá nước ngọt thường được thả nuôi quanh năm. Vụ chính diễn ra trong khoảng từ tháng IV đến tháng XI, sau đó được đánh bắt theo cách đánh tỉa, thả bù và được lưu cho đến tận vụ nuôi năm sau.

+ Thức ăn cho cá nuôi chủ yếu được tận dụng từ các phụ phẩm của nông nghiệp và những loại nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm như cây, chuối, lá khoai, sắn.

+ Nhìn chung, thu nhập từ nuôi cá nước ngọt của các hộ gia đình ở Quảng Trị rất thấp. Nguyên nhân là do ở những vùng này, các hộ gia đình mới chỉ tiến hành nuôi cá theo kiểu tận dụng mặt nước để nuôi cá tự cung tự cấp cho gia đình là chính.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)