Phân tích các giải pháp:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 180 - 183)

Sử dụng một biện pháp

Công trình

 A1: Nuôi các loại thủy sản khác ở vụ 2

 A2: Lọc sinh học

o A2.1. Lọc sinh học đóng

o A2.2. Lọc đước

o A.2.3. Sử dụng đất ngập nước

o A.2.4. Ao chứa nước đầu nguồn + Ao lắng, xử lý nước thải với một loài thủy sản khác (cá, cua, hến,…)

 A.3. Lọc hóa học

 A.4. Lọc điện phân

Phi công trình

 B1. Cải thiện khả năng điều hành quản lý ao nuôi (kiểm tra, theo dõi tốt hơn, cho ăn ít hơn và ít chất kháng sinh hơn)

 B2. Giảm số lần lấy nước

 B3. Cải thiện qui trình lấy nước và xả nước  Phân tích đa tiêu chí (MCA)

Như đã đề cập ở mục trước, dưới đây là những chỉ tiêu dùng để phân tích các biện pháp thực hiện:

 Chi phí thực hiện: Sẽ tốn bao nhiêu để thực hiện biện pháp

 Thời gian thực hiện, cần một khoảng thời gian bao lâu để thực hiện biện pháp

 Khả năng quản lý bởi người dân: Mức độ dễ dàng đối với người nông dân để họ có thể hiểu và vận hành các biện pháp

 Các lợi ích kinh tế: Người nông dân (chính quyền) sẽ thu được bao nhiêu lợi ích từ việc thực hiện các biện pháp

 Tác động đến sản xuất: Mức độ tích cực mà biện pháp sẽ ảnh hưởng đến sản xuất

 Tác động đến dịch bệnh: Mức độ mà biện pháp sẽ làm giảm dịch bệnh. Mức độ chất lượng nước trong ao sẽ ảnh hưởng tích cực.

 Tác động đến môi trường: Mức độ tích cực mà biện pháp sẽ tác động đến môi trường sông, cửa sông và môi trường xung quanh.

 Các chính sách cần thiết: Chính quyền sẽ phải đầu tư (thời gian, tiền bạc, giáo dục) bao nhiêu để đưa các biện pháp đi vào hoạt động

 Qui mô ảnh hưởng: Biện pháp sẽ chỉ ảnh hưởng lên một khu vực nhỏ hay một khu vực rộng lớn.

 Chi phí thực hiện: Càng thấp càng tốt

 Thời gian thực hiện: Càng thấp càng tốt

 Khả năng điều hành bởi người dân: Càng dễ càng tốt

 Lợi ích kinh tế: Càng cao càng tốt

 Tác động đến sản xuất: Tác động càng tích cực càng tốt

 Tác động đến dịch bệnh: Tác động càng tích cực càng tốt

 Tác động đến môi trường: Càng cao càng tốt

 Các chính sách cần thiết: Càng ít các chính sách (hoặc hướng dẫn thực hiện) được ban hành càng tốt

 Phạm vi ảnh hưởng: Phạm vi càng lớn càng tốt

Chuẩn hóa:

Để có thể so sánh tất cả các cấp độ khác nhau cho mỗi tiêu chí, cần thiết phải chuẩn hóa các mức độ này bằng cách cho điểm từng cấp. Bảng dưới đây đưa ra một số kết quả cho các cấp khó/trung bình/dễ thực hiện hoặc qui mô lớn/trung bình/ nhỏ

tác động lớn/trung bình/ít Trọng số:

Trọng số được chọn cho mỗi tiêu chí chủ yếu dựa trên các mục tiêu chính của công trình này (tạo ra một môi trường kinh tế ổn định cho người dân và cộng đồng). Hiện nay, hầu hết người nuôi tôm đang phải nợ ngân hàng vì vậy lợi ích kinh tế phải đạt được trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt.

Bên cạnh đó các mục tiêu khác đi kèm bao gồm: Cải thiện chất lượng nước trong các ao nuôi, sông và cửa sông, các tác động và phạm vi tác động cũng là chỉ tiêu quan trọng cho việc kết hợp các lợi ích trong nông nghiệp, chế biến nông sản và các loại sử dụng đất khác.

Vậy các lựa chọn tốt nhất sẽ là:

 Hệ thống lọc sinh học kín (A2.1): 0.68

 Ao chứa nước cấp + ao xử lý nước thải với các loại thủy sản (A1): Điểm số: 0.648

Kết hợp các biện pháp

Một số các biện pháp (đặc biệt là phi công trình) tỏ ra hữu ích nếu chúng được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác. Chẳng hạn, nếu thời gian và lượng nước lấy vào được kiểm soát tốt hơn, thì lượng nước ô nhiễm được lấy vào sẽ ít hơn. Hai biện pháp trên đồng thời có thể kết hợp với một hệ thống lọc nước. Tương tự có thể sử dụng kết hợp phương pháp lọc bằng các chất hóa học với một bộ lọc các chất lơ lửng tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa chất ô nhiễm trong nước và chất hóa học thêm vào. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều các chất hóa để lọc nước sẽ dẫn đến những vấn đề tương tự như với việc dùng chất kháng sinh hiện nay, do đó các hộ nuôi nên sớm chấm dứt tình trạng lạm dụng quá nhiều chất hóa học để lọc nước.

Cho điểm các giải pháp

Để nghiên cứu hiệu quả của việc kết hợp các biện pháp, một phân tích đa tiêu chí cũng được thực hiện trong đó một số phương án kết hợp các biện pháp được

đánh giá, xem xét.

Ba biện pháp kết hợp tốt nhất được đưa ra là:

 Ao chứa nước cấp + ao xử lý nước thải với một số loài thủy sản khác + cải thiện khả năng quản lý điều hành ao nuôi + Cải thiện qui trình lấy nước và xả nước (A2.4+B1+B3): Điểm số 0.775

 Hệ thống lọc sinh học đóng + Nuôi các loại thủy sản khác ở vụ 2 (A1+A2.1): Điểm số: 0.691.

 Hệ thống lọc sinh học kín + Cải thiện khả năng điều hành quản lý ao nuôi (A2.1 + B1): Điểm số: 0.717

So sánh 3 giải pháp trên, chúng tôi đề xuất nên sử dụng giải pháp kết hợp các biện pháp(A2.4+B1+B3): Ao chứa nước đầu nguồn + Ao lắng, xử lý nước thải với một loài thủy sản khác (rong, cua, hến,…) + cải thiện khả năng quản lý ao nuôi+ Cải thiện qui trình lấy nước và xả nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 180 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)