CáC GIảI PHáP đối với xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 187 - 197)

5. Một số các giải pháp về quản lý và chính sách

4.5 CáC GIảI PHáP đối với xâm nhập mặn

Việc nghiên cứu hiện trạng và dự báo diễn biến tình hình xâm nhập mặn trong tương lai đã chỉ ra xu hướng xâm lấn ngày càng sâu vào đất liền của nước biển. Điều đó cũng có những ảnh hưởng cả theo hướng tích cực và tiêu cực đối với đời sống dân sinh và kinh tế xã hội của nhân dân trong vùng.

ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng xâm nhập mặn đã được nghiên cứu rất nhiều trong thời gian vừa qua, tiêu biểu là ảnh hưởng đến các hoạt động canh tác

nông nghiệp. Các tài liệu kinh điển trong nông nghiệp và thủy lợi trước đây thường lấy giá trị độ mặn 4‰ để làm ngưỡng lấy nước tưới cho lúa. ở các vùng có ảnh hưởng triều, khi độ mặn trong sông trên 4‰ thì đóng cống lấy nước vào ruộng, và trên thực tế các tính toán quy hoạch đều dùng ngưỡng này là ngưỡng chịu mặn tối đa của lúa. Theo báo cáo của Nguyễn Văn Cung và nnk, khi độ mặn tăng thì năng suất lúa rõ ràng sẽ giảm xuống, tuy nhiên với độ mặn 5‰ thì năng suất lúa giảm đi 50%, và với độ mặn lớn hơn 15‰ thì lúa và mạ mới bắt đầu chết. Điều này khá phù hợp với các kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu ở vùng Triệu Phước, Triệu An. Tại đó, một số hộ nuôi tôm thất bại đã chuyển sang trồng lúa trên chính các đầm nuôi tôm trước đây và vẫn cho năng suất lúa xấp xỉ 80% năng suất trước đây với cùng giống lúa thông thường.

Như vậy, đứng trên quan điểm nông nghiệp, ảnh hưởng của xâm nhập mặn là ảnh hưởng tiêu cực cần phải được hạn chế. Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng mặn chấp nhận cho lúa với điều kiện ở Quảng Trị cần có các nghiên cứu thực nghiệm và điều tra chi tiết hơn.

ảnh hưởng tiêu cực thứ hai của hiện tượng nước mặn xâm lấn sâu vào đồng bằng gây hư hỏng các công trình kiến trúc, xây dựng trên và ven sông. Nước mặn ăn mòn bê tôn, ô xi hóa các vật liệu kim loại, thúc đẩy quá trình phân hủy và lão hóa các loại vải địa kỹ thuật, làm hư hỏng kết cấu công trình và có thể dẫn đến các thiệt hại to lớn về người và của. Trên địa bàn tỉnh, có một số cụm di tích lịch sử, các địa điểm văn hóa du lịch vô giá nằm trong khu vực có thể chịu ảnh hưởng của nước mặn mà tiêu biểu là: cụm di tích lịch sử Hiền Lương sông Bến Hải, cụm công trình di tích kỷ niệm trận chiến 81 ngày đêm trên sông Thạch Hãn, cụm công trình quê hương của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn ven sông Thạch Hãn, cụm di tích lịch sử nơi làm việc Chính quyền cách mạng lâm thời ven sông Hiếu,... Đây là các công trình, di tích lịch sử đã xếp hạng, cần được bảo vệ theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002.

Một ảnh hưởng tiêu cực khác của xâm nhập mặn còn ít được nhắc đến trong các nghiên cứu trước đây nhưng lại đang là một thực trạng tại địa bàn tỉnh, đó là xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác cát, sỏi và chất lượng của vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong mùa cạn. Khó khăn nẩy sinh khi hầu hết các công trình xây dựng đều cố gắng đẩy nhanh tiến độ trong mùa khô, vì thế nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong mùa này, cũng chính là mùa mà mặn xâm nhập sâu nhất. Có thể tại thời điểm này, khó nhận thấy được tác hại trực tiếp của cát, sỏi bị nhiễm mặn nhưng về lâu dài đó là một nguy cơ tiềm ẩn đối với tài sản và tính mạng của nhân

dân và các cơ quan trong tỉnh.

Xuất phát từ thực trạng và các nguy cơ đó, cần chủ động đưa ra các biện pháp và giải pháp hạn chế. Các biện pháp ngăn và đẩy mặn bằng công trình trên hai hệ thống sông chính tỉnh Quảng Trị là xây dựng đập, cống ngăn mặn và các hồ chứa trữ nước trong mùa lũ để đẩy mặn trong mùa kiệt. Trên thực tế, ở nhóm các biện pháp công trình cống và đập ngăn mặn, tại các vị trí có khả năng thì ngành Thủy lợi đã xây dựng công trình, như các cống Xuân Hòa, Mai Xá, Việt Yên, Lai Phước,... còn đối với các sông lớn như Bến Hải, Thạch Hãn thì việc xây dựng cống, đập ngang sông là bất khả thi. Như vậy, nhóm các giải pháp công trình phục vụ hoạt động nông nghiệp hiện nay xem như rất khó khăn. Vì thế, để có thể hạn chế được mặt tác hại của xâm nhập mặn đến nông nghiệp, điều cần thiết nhất là chúng ta cần phải từ bỏ một số tập quán canh tác cũ, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thích nghi với điều kiện mới.

Theo quy phạm thiết kế của Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải ban hành, đối với bê tông cốt thép cần đảm bảo nồng độ ion Cl- nhỏ hơn 500mg/l và với bê tông chịu lực tương ứng là 350mg/l. Theo Đoàn Bộ, 2003, công thức tính chuyển đổi độ mặn từ nồng độ ion Cl- như sau:

S = 0,03 + 1,805xCl-

trong đó: S - độ mặn tính theo đơn vị ‰

Cl- - nồng độ ion tính theo đơn vị ‰

Từ công thức trên thì chỉ tiêu về độ mặn đối với công trình bê tông cốt thép và bê tông chịu lực lần lượt là 1,00 và 0,66 ‰. Xét theo tiêu chí này, có rất nhiều công trình, di tích lịch sử trên và ven sông cần được chú ý bảo vệ.

Để bảo vệ các cụm công trình di tích trên sông và ven sông, như đã bình luận ở trên, khó có thể có một biện pháp công trình tổng thể vì đòi hỏi phải hy sinh nhiều lợi ích khác (như giao thông, thủy sản,...) vì thế giải pháp trước mắt là xây dựng các công trình, đập ngăn mặn cục bộ. Mặt khác, khi xây dựng các công trình khác trên và ven sông, cần chú ý đến biên độ dao động của mực nước thủy triều, vì kinh nghiệm cho thấy, đối với các công trình trong vùng có chịu ảnh hưởng của mặn, mức độ phá hoại lớn nhất là ở phần có sự dao động mực nước.

Cũng theo quy phạm thiết kế, độ mặn cho phép đối với cát xây dựng là ion Cl- nhỏ hơn 1-5‰ tùy theo mục đích sử dụng (bê tông, vữa xây,...) tức là tương ứng với độ mặn S nhỏ hơn 1,8-9,1‰. Chính điều kiện này sẽ giới hạn vùng khai thác cát, sạn trên các hệ thống sông Quảng Trị.

Nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, bền vững cho các công trình xây dựng và tính mạng, tài sản của nhân dân, về lâu dài Sở TN&MT Quảng Trị cần xây dựng quy hoạch vùng khai thác cát an toàn (ở đây mới chỉ xét đến khía cạnh an toàn đối với công trình xây dựng) và trước mắt nên khuyến cáo người dân những vùng cát có nguy cơ nhiễm mặn trong mùa khô.

Mặt khác, nếu không có các quy hoạch về hoạt động khai thác cát sỏi, lòng dẫn sông ngòi sẽ biến dạng, có thể dẫn đến các tai biến thiên nhiên như sạt lở bờ, xói lở công trình và đặc biệt là sẽ làm trầm trọng quá trình xâm lấn của nước biển vào trong sông.

Tuy nhiên, trên đây mới chỉ bàn luận đến khía cạnh tiêu cực của hiện tượng xâm nhập mặn và các giải pháp hạn chế tác hại của nó. Thời gian gần đây, cùng với sự tăng trưởng mạnh của các hoạt động NTTS trong cả nước, ở Quảng Trị nói riêng cũng đã xuất hiện nhiều làn sóng đầu tư vào NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm sú nước lợ. Thực trạng và xu thế phát triển của các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ trong vùng từ năm 2002 đến nay cho thấy, hàng năm diện tích và sản lượng đều tăng với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm, nhiều vùng đất trước đây bỏ hoang hóa do nhiễm mặn, nay đã được cải tạo thành vùng nuôi tôm sú. Điều đó cho thấy nhân dân đã có các ước tính về hiệu ích kinh tế mà NTTS mang lại so với các hoạt động canh tác truyền thống. Các hoạt động nuôi tôm sú cần lượng nước lợ (độ mặn khoảng 10‰) để duy trì độ mặn cho đầm nuôi, nhất là vào các thời vụ tích nước và thay nước, vì thế thông thường các khu vực nuôi tôm đều tập trung ở khu vực hai bên cửa sông.

Tuy nhiên, khi mặn xâm nhập sâu hơn sẽ tạo điều kiện mở rộng các vùng đất tiềm năng có thể cho nuôi tôm, và gián tiếp sẽ tạo nên nhân tố tích cực cho việc phát triển đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong tỉnh, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho những vùng đất trước đây được xem là kém tiềm năng cho phát triển nông nghiệp.

Lẽ dĩ nhiên, các phong trào nuôi tôm sú mới chỉ là hiện tượng, phần nhiều mang tính tự phát, chưa mang tính bền vững, có thể hiệu quả kinh tế trước mắt là cao nhưng chưa có các nghiên cứu tổng thể về các lợi ích lâu dài như dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, thị trường đầu ra, xu hướng diễn biến dịch bệnh,... Để làm cơ sở khoa học cho các luận cứ đó, nhóm tác giả đề nghị Sở TN&MT, Sở NN&PTNT và Sở KHCN cần hỗ trợ việc thực hiện một nghiên cứu chuyên đề chi tiết về chi phí lợi ích kinh tế và môi trường của việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản nước lợ và nên xem đó là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài và bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2001. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 – 2010. Nhà xuất bản Thế giới, 2001

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1995. Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường. Hà Nội

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999. Dự án quy hoạch phòng

chống bão lũ và lũ quét tỉnh Quảng Trị

4. Cục Quản Lý Nước, Bộ TN&MT, 2005. Dự thảo chiến lược quốc gia về tài nguyên nước. Hà Nội

5. Cục Thống kê Quảng Trị, 2006. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2006

6. Nguyễn Tiền Giang, 1998. Nghiên cứu cân bằng nước vùng thượng lưu sông Srepok phục vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên ISSN 0866 –8612, Hà Nội.

7. Trương Quang Hải và cộng sự, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hợp, 2005. Hiện trạng chất lượng nước một số sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trường Đại học Khoa học Huế, 2005

9. Nguyễn Hữu Khải, 2003. Cân bằng nước và phương hướng sử dụng tài nguyên nước huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. T. XIX. Số 1, Hà Nội.

10. Hà Văn Khối, 2005. Giáo trình quy hoạch và quản lý nguồn nước. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Luật Tài nguyên nước, Tập I

12. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, 2006. Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, Báo cáo chuyên đề công trình "Lập quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020", Hà Nội, 2006

13. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1993. Luật bảo vệ Môi trường. NXB Chính trị Quốc gia

14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị , 2005. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 tỉnh Quảng Trị.

15. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 1999. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 1994 - 1999.

16. Nguyễn Thanh Sơn và các cộng sự, 2006. Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị.

17. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Quý Phượng, 2006. Hiện trạng

sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, Báo cáo chuyên đề công trình "Lập quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020", Hà Nội.

18. Tiêu chuẩn – định mức quy hoạch nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1990, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

19. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam, Hà Nội

20. Ngô Đình Tuấn, 1994. Nhu cầu nước tưới vùng ven biển Miền Trung. Báo cáo đề tài KC.12.03

21. UBND tỉnh Quảng Trị, 1996. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1996-2010

22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2000. Báo cáo bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị (từ nay đến 2010)

23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 1998. Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị.

24. UNDESA (United Nations Department for Economic and Social Affairs),

2002. Guidance in Preparing a National Sustainable Development Strategy: managing Sustainable Development in the New Millenium.

25. Ngô Thị Thanh Vân, 2005. Giáo trình kinh tế sử dụng tài nguyên nước. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

26. Viện khoa học thuỷ lợi, 2005. Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

27. Viện quy hoạch thuỷ lợi, 2000. Quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Vĩnh Phước - Cam Lộ và sông Bến Hải.

28. Viện quy hoạch thủy lợi, Bộ NN&PTNT, 2002. Chiến lược phát triển và quản lý tài nguyên nước giai đoạn 2010-2020, Hà Nội.

29. WCED, 1987. Our Common Future. The report of the World commission on

environment and Development, Oxford University Press, Oxford, UK

30. Website http://www.quangtri.gov.vn

31. Trần Thanh Xuân, 2002. Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Trị. Đề tài nhánh thuộc thề tài:" Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị", Sở KHCN&MT tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

32. Trần Văn ý, 2001. Dự báo ngập lụt tỉnh Quảng Trị và giải pháp phòng tránh. Báo cáo tổng kết đề tài. Lưu trữ tại Viện Địa lý.

33. Bộ Thủy Sản, 2000. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong thông tư 04-TS/TT- ngày 30/8/1990 của bộ Thủy Sản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ngày 25/4/1989 của HĐNN và nghị định số 195-HĐBT ngày 02/6/1990 của HĐBT về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

34. Bộ Thủy Sản, 2002.Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung

35. Viện Nghiên cứu Hải sản, 1998.Quy trình ươm tôm sú, tôm he từ post-larve 15 đến 45 ngày tuổi.

36. Bộ Thủy Sản, 2004. 28 TCN 190: 2004. Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

37. Bộ Thủy Sản, 2004. 28 TCN 191: 2004. Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

38. ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2006. Quyết định về việc duyệt quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 có tính đến năm 2020.

39. Bộ Thủy Sản, 2006. Chỉ đạo nuôi tôm nước lợ năm 2006 đối với các tỉnh ven biển phía Bắc và miền Trung

40. Assessment of land-cover changes related to shrimp farming in two districts of northern Vietnam using multitemporal Landset data.

41. Sounthern Regional Aquaculture Center, 2003. Sixteenth Annual Progress Report.

42. Trần Thị Thu Ngân – Hợp phần SUMA, . Các phương pháp sinh học xử lý

ô nhiễm môi trường do nuôi chồng thủy sản ven biển.

43. Aquacalture International, 2005. Production and Economic return shrimp aquacalture in coasltal ponds of defferent sizes and with defferent management regimes, Springer 2005

44. Tiêu chuẩn ngành, 2000. Chất lượng nước. Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sản.

45. ThS. Vũ Thu Hiền – Viện Khí tượng Thủy văn, 2004. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản và biện pháp giảm thiểu. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Viện Khí tượng Thủy văn năm 2004.

46. Bộ Thủy sản, 2007. Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển.

47. Aquacalture facility Certification. Guidelines for BAP Standards

48. Quan Thị Quynh Giao, Nguyen Khac Thanh, Mai Van Ha, . Assessment

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 187 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)