Cho vấn đề nước ô nhiễm
Biện pháp công trình với nước thải: ở Indonexia, vấn đề ô nhiễm nguồn nước cách đây vài năm tương tự cũng xảy ra như ở Việt Nam hiện nay. Một biện pháp công trình được đã được đưa ra và hiện nay đang hoạt động là việc thực hiện nuôi nhiều loại thủy sản trong cùng một ao nuôi. Điều này có nghĩa là việc nuôi tôm của vụ đầu tiên sẽ giống như trước nhưng vụ thứ 2 (từ tháng VII đến tháng XI) có thể sử dụng để các loại khác như trai hến, cua, cá ...Nuôi theo cách này sẽ đem lại 2 lợi ích: Chất dinh dưỡng trong nước còn thừa từ vụ đầu sẽ được sử dụng trọng vụ thứ 2 và do đó người nông dân sẽ có sự ổn định hơn về kinh tế vì họ có thể đặt niềm tin không chỉ vào một loại thủy sản khác nhau. Một số khu vực nuôi tôm bán thâm canh đã sử dụng phương nuôi này nhưng không nhiều ao vùng tiến hành với cá hoặc các loại thủy sản khác mà thay vào đó là trồng lúa.
Hiện nay, một số ao nuôi ở Quảng Trị đã sử dụng các ao chứa nước để lọc nước trước khi cho vào ao nuôi. Tổng chi phí cho việc xây dựng hoàn chỉnh ao chứa và hệ thống cấp thoát nước khoảng 15 triệu đồng tương đương với 900 USD (Theo ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2004). Sau vụ tôm, họ sẽ sử dụng các ao nuôi để trồng lúa 1 vụ. Mặc dù vậy do sự thiếu hiểu biết và khả năng tài chính của người nông dân, chính phủ nên đầu tư vào biện pháp này. Điều này sẽ rất tốt cho kế hoạch phát triển lâu dài ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị.
Một biện pháp công trình khác được thực hiện là xây dựng hệ thống lọc nước thải. Việc này có thể được thực hiện bằng một số cách như sau:
Hệ thống lọc tự nhiên, chẳng hạn trồng đước hoặc các cây có khả năng lọc chất thải ở các kênh dẫn nước thải hoặc gần cống lấy nước để nước được lọc trước khi sử dụng
Hệ thống lọc nhân tạo: Lọc bằng các chất hóa học
Việc lọc tự nhiên bao gồm rất nhiều giai đoạn không chỉ loại bỏ các chất hòa tan mà cả các chất lơ lửng. Các phần khác nhau của một hệ thống lọc có thể là một bể lắng đọng, một bể lắng đọng có vi sinh vật hoặc các loại thủy sản khác như trai, hến cua hoặc cá để loại bỏ các chất dinh dưỡng thừa. Trong điều kiện ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thường chỉ xây dựng một ao chứa nước thải với nhiều
ngăn nuôi các loài cá ăn mùn bã hữu cơ với độ sâu từ 0.9 đến 1.5 m.
Trong trường hợp hệ thống lọc của cây đước, một môi trường hoàn chỉnh được sử dụng để loại bỏ các chất dinh dưỡng và photphat ra khỏi nước. Một nghiên cứu đã được thực hiện về hiệu quả của việc kết hợp việc phát triển vùng nuôi tôm với cây đước đóng vai trò là hệ thống lọc ở Colombia (Gautier D.2002) nhưng cần thiết phải được thực hiện những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn biện pháp này trước khi áp dụng nó vào thực tế. Chi phí cho việc thực hiện hệ thống lọc này vào khoảng 100,000 USD. Mặc dù chi phí hơi cao nhưng đây có thể là giải pháp đồng thời phục vụ cho rất nhiều ngành kinh tế khác.
Hình 4.38: Hệ thống lọc bằng vùng ngập nước
Một hệ thống lọc tự nhiên hiện nay đang được nghiên cứu là việc sử dụng vùng đất ngập nước. Vùng đất ngập nước có thể là vùng đầm lầy hoặc rừng đước. Vùng ngập nước nằm ở gần các ao nuôi tôm và có đất có độ dốc và các vật cản vì vậy nước sẽ chảy qua nó theo một hướng xác định. Theo cách này nước sẽ được làm sạch trước khi tới kênh dẫn nước thải (D. Roger và cộng sự 2001). Lợi ích lớn nhất của biện pháp này là nước có thể được sử dụng quay vòng cho chính các ao nuôi tôm. Mặc dầu vậy nhược điểm của biện pháp này là vùng đất ngập nước sẽ chỉ lọc được nước thải và do đó sẽ tốt cho chất lượng nước sông và cửa sông nhưng không
phải là giải pháp hoàn chỉnh cho các ao nuôi tôm vì các ngành công nghiệp khác vẫn thải nước thải ra sông. Chi phí để xây dựng hệ thống lọc này phụ thuộc vào kích thước vùng đất ngập cần thiết. Kích thước này đến lượt nó lại phụ thuộc vào lượng nước thải cần phải thoát. Chi phí cho hệ thống này ước tính vào khoảng từ 60,000 đến 250,000 USD cho mỗi héc-ta.
Hình 4.39:Bể lọc sinh học kín
ở Đức, một công ty đã xây dựng một hệ thống lọc sinh học bao gồm hai bể chứa trong đó hệ thống lọc bằng vi sinh vật và tự nhiên được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Theo công ty hệ thống lọc này tương đối rẻ và lợi ích lớn nhất của hệ thống lọc này là nó có thể tự làm việc và nó sẽ thay đổi hoạt động của mình theo lượng chất ô nhiễm .
Tương tự như hệ thống lọc sinh học ở Đức, một nghiên cứu khác đã thiết lập một bộ lọc sinh học kín hoàn chỉnh phụ vụ nuôi tôm sú (P. Menasveta và cộng sự, 2000). Bộ lọc không chỉ lọc nước mà còn giúp đưa nước trở lại để có ao nuôi có thể sử dụng lại lượng nước đã được lọc đó. Nó đã được kiểm chứng hoạt động tương đối tốt với nồng độ của tất cả các chất ô nhiễm đều được giữ ở dưới giá trị cho phép.
Một phương pháp nhân tạo đang được nghiên cứu áp dụng hiện nay là sử dụng hệ thống lọc điện phân để loại bỏ các kim loại nặng khỏi nước thải. Đây là một giải pháp có thể dùng kết hợp với các bộ lọc khác nhưng câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống lọc này có thể áp dụng được ở các kênh dẫn nước thải hay không.
Một phương pháp hóa học khác đang được áp dụng hiện nay là dùng chất hóa học có thể phản ứng với các chất ô nhiễm trong nước và tạo ra các chất lơ lửng để chúng có thể được lọc một cách dễ dàng.
Bằng cách làm các kênh khác nhau dùng lấy nước và thoát nước vấn đề lấy nước bị ô nhiễm có thể được giải quyết một phần nhưng đầu ra của nước thải ô nhiễm tới các khu vực nhận nước thải vẫn giữ nguyên và do đó ao nuôi vẫn có khả năng lấy vào nước ô nhiễm từ các ao nuôi khác thải ra.
Nếu các kênh lấy nước nằm ở khoảng cách xa đầu ra nước thải của các ao nuôi khác, lượng chất ô nhiễm có thể giảm đi nhưng thời gian lấy nước và xả nước vẫn là một vấn đề lớn kết hợp với chế độ thủy triều.
Một vấn đề khác là các kênh không chỉ được sử dụng bởi các ao nuôi tôm mà còn được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và công nghiệp.
Vì vậy việc xây dựng các kênh lấy và thoát nước riêng rẽ nhìn chung vẫn chưa giải quyết được vấn đề nước thải một cách hoàn toàn vì việc thải từ các ngành công nghiệp khác vẫn diễn ra. Mặt khác, phương pháp này không phù hợp với điều kiện phương án đưa ra phải cải thiện chất lượng nước trong sông và và vùng cửa sông của nó.
Để cải thiện điều kiện của ao nuôi, có thể có nhiều phương pháp được thực hiện. Chẳng hạn, các phương tiện đo đạc tốt hơn, lưới để bảo vệ chim khỏi thải ra các ao nuôi tôm, hồ chứa nước ngọt,... Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính
cục bộ. Nó có thể là một giải pháp tốt khi chỉ được thực hiện ở qui mô riêng lẻ cho từng ao. Khi các ao nuôi thực hiện việc phương thức này nước thải thậm chí còn bị ô nhiễm nặng hơn hiện tại.
Cho vấn đề độ mặn
Một ao chứa nước mặn để giữ nồng độ mặn hợp lý có thể là một giải pháp khả thi giảm thiểu số lần ao nuôi tôm lấy nước ngọt do sự tăng giảm của độ mặn. Điều này cũng một phần giải quyết vấn đề lấy nước bị ô nhiễm. Nếu nước không phải lấy thường xuyên, thời điểm thải nước của các ao khác lân cận có thể dễ dàng điều hành hơn.