Nuôi thuỷ sản nước ngọt được thực hiện trên tất cả các huyện thị trong tỉnh, nhưng với quy mô và sản lượng khác nhau.
Hai huyện có sản lượng nuôi nước ngọt cao nhất là huyện Vĩnh Linh (năm 2006 đạt 488 tấn, chiếm 23,7% sản lượng nuôi nước ngọt của toàn tỉnh) và huyện Hải Lăng (496,9 tấn năm 2006, chiếm 24% tổng sản lượng nuôi ngọt).
Bảng 2.11: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo các huyện thị năm 2006
Đơn vị tính: tấn
Nguồn: Số liệu thống kế - Trung tâm giống thuỷ sản tỉnh Quảng Trị
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ cũng đạt được kết quả đáng kể. Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong thì sản lượng ở các huyện này cũng đạt được kết quả cao trong tỉnh. Huyện Vĩnh Linh với 600 tấn chiếm 36,7% sản lượng nước lợ, huyện Triệu Phong đạt 312 tấn (chiếm 19,1%). Riêng huyện Hải Lăng chỉ với 30 ha nuôi tôm trên cát nhưng sản lượng thủy sản nước lợ đạt được khoảng 441 tấn trong năm 2006. Có thể nói, Hải Lăng là vùng nuôi tôm có năng suất cao.
2.1.4. Tình hình dịch bệnh và cách phòng trừ trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tỉnh Quảng Trị
Hiện nay, trong nuôi trồng thuỷ sản, dịch bệnh xảy ra ở nước ngọt (chủ yếu là cá) thường ít hơn ở nước mặn, lợ (chủ yếu là tôm sú).
Nguyên nhân của dịch bệnh:
- Chủ yếu là do nguồn nước và môi trường nuôi bị nhiễm bệnh nên phát tán dịch bệnh ra môi trường xung quanh.
- Giống cấp không đảm bảo sạch bệnh.
- Khí hậu thời tiết khắc nghiệt cũng là một nguyên nhân góp phần vào vấn đề này.
- Hiểu biết về kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế mặc dù có được tập huấn.
STT Các huyện thị Thuỷ sản nước ngọt Thuỷ sản nước lợ
1 TX Đông Hà 256 124
2 TX Quảng Trị 0 0
3 Huyện Vĩnh Linh 488 600
4 Huyện Gio Linh 352,4 155,8
5 Huyện Triệu Phong 345 312
6 Huyện Hải Lăng 496,9 441
7 Huyện Cam Lộ 23,1 0
8 Huyện Đakrông 10 0
9 Huyện Hướng Hoá 90,5 0
Dịch bệnh phổ biến xảy ra ở cá là bệnh lở loét hay còn gọi là bệnh đốm đỏ và bệnh do ký sinh trùng gây ra. Khi dịch bệnh xả ra, các biện pháp chữa trị cũng được tiến hành. Các hộ nuôi thông qua các kinh nghiệm của mình như dùng clorine, mua các loại thuốc (theo lời khuyên của những người nuôi khác) để điều trị nhưng hầu như không có hiệu quả.
Bệnh phổ biến trên tôm sú là đóng rong, đốm trắng và phân trắng. Việc chữa trị được tiến hành với các loại thuốc đang được bán trên thị trường nhưng đạt hiệu quả thấp. Vì vậy, khi dịch bệnh thì người nuôi thường phải chịu sự rủi ro hoặc thu hoạch sớm.
Bảng 2. 12: Diện tích dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ tỉnh Quảng Trị năm 2004 đến năm 2006
Đơn vị tính: ha
STT Tình hình dịch bệnh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Diện tích bị dịch bệnh 194,18 110,57 33,93
2 Diện tích đã xử lý 61,66 39,76 5,93
3 Diện tích chưa xử lý 89,76 70,81 28
Nguồn: Số liệu thống kê năm 2006 - Trung tâm giống Thuỷ sản Quảng Trị
Thông qua bảng trên có thể thấy được, tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ của tỉnh Quảng Trị có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của sự tiến triển này là do các mô hình nuôi đã có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trước khi đưa vào nuôi trồng. Tuy nhiên, việc mắc bệnh ở các đối tượng nuôi là hiện tượng có thể gặp phải. Vì vậy, khi đối tượng nuôi bị dịch thì việc sử dụng thuốc phòng ngừa đạt hiệu quả rất thấp.
Thị trường thuốc phòng trừ dịch bệnh cho tôm hiện nay phát triển rất đa dạng với các sản phẩm cả nội địa và nhập khẩu từ nhiều nguồn, mang nhiều nhãn hiệu của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi
- Đê bao: chỉ có ở một số vùng trọng điểm (vùng chuyển đổi từ đất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản), các khu nuôi như bãi bồi ven sông thì không có đê bao chắn sóng cho cả khu mà chỉ có các bờ đầm của từng ao, đầm riêng biệt. Nguyên nhân của vấn đề này là do diện tích ven sông nhỏ, lại được các
gia đình tận dụng hết để đắp đầm nuôi.
- Hệ thống đường đi: tận dụng đường đi sẵn có trong thôn hoặc xã và các lối đi của các diện tích đất nông nghiệp trước khi chuyển đổi. Các bờ đầm ao trong phạm vi một vùng nuôi được sử dụng để đi lại, vận chuyển thức ăn, nguyên vật liệu và sản phẩm thu hoạch. Các bờ ao, đầm chỉ được thiết kế đủ rộng trong việc dùng các phương tiện thô sơ để vận chuyển, không sử dụng cho ô tô.
- Điện: được lắp đặt ở một số nơi nhằm đáp ứng nhu cầu chạy máy quạt nước và các thiết bị khác. Các hệ thống này chủ yếu được lắp đặt ở những những khu nuôi gần khu dân cư và do người dân tự đầu tư. Những vùng nuôi xa khu dân cư, do chi phí lắp đặt hệ thống điện cao nên người dân sử dụng dầu để chạy các thiết bị điện.
- Hệ thống thủy lợi: thiếu nhiều hạng mục quan trọng. Kênh cáp thoát nước thường được sử dụng chung và tận dụng từ các kênh mương cũ của sản xuất nông nghiệp. Với các khu nằm ở ven sông, người dân thường lấy nước vào và thải trực tiếp ra sông. Chỉ có một số ít khu nuôi có hệ thống kênh mương của nước cấp và nước thải riêng như khu nuôi tôm thuộc công ty CP – Thái Lan.
- Hệ thống xử lí nước thải: hiện nay, do việc nuôi tôm chủ yếu là của các hộ dân cư, vì vậy họ chưa quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải.
- Các trạm bơm: nước thường được lấy trực tiếp từ sông, sử dụng các loại máy bơm nhỏ của các hộ gia đình. Các trạm bơm lớn phần lớn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Việc cấp thoát nước cho thủy sản vẫn sử dụng các kênh mương của nông nghiệp.
2.1.6. Dịch vụ hậu cần cho NTTS