Trường hợp các công trình quy hoạch thủy lợi được hoàn thành: Đập ngăn mặn Sa Lung được xây dựng, các hồ Vĩnh Tường 1, 2 , hồ Khe Nước 1, 2, hồ Khe Duyên, Đá Mài, Tân Kim, Tiên Niên … tích nước. Nếu lượng nước tại các công trình này cũng được sử dụng toàn bộ vào mục đích tưới và các mục đích sử dụng nước khác thì sẽ chỉ còn nhánh sông Bến Hải và Cam Lộ là trực tiếp tham gia đẩy mặn hạ du.
Trên sông Bến Hải mặn lên đến gần Bến Quan, đây là thể mặn tự nhiên vì trên lưu vực này chưa có khai thác gì nhiều. Riêng nhánh Sa Lung sau khi có hồ La Ngà và hồ Bảo Đài mặn lên sâu hơn. Hiện nay trong phương án tưới đề nghị xây dựng đập Sa Lung để ngăn mặn, giữ ngọt, về lâu dài cần phải xây dựng hồ Bến Thiêng để điều tiết nước cho sông Sa Lung đồng thời trả lại một phần lưu lượng kiệt của sông Bến Hải.
Lưu lượng đẩy mặn khi đó được tính toán như bảng sau :
Bảng 3.11: Lượng dòng chảy đẩy mặn 75% sau quy hoạch
Tuyến F Dòng chảy tháng thiết kế P = 75% (m3/s)
Tuyến F Dòng chảy tháng thiết kế P = 75% (m3/s)
km2
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Bến Hải (Gia Vòng) 292 3.64 2.05 1.36 1.29 2.13 1.62 0.87 1.60 8.77 20.90 18.78 8.98 6.00 Cam Lộ (Mộc Đức) 487 5.31 3.00 1.99 1.88 3.10 2.37 1.27 2.33 12.79 30.48 27.39 13.09 8.75
Trên sông Thạch Hãn sau khi xây dựng đập dâng Thạch Hãn, mặn lên đến gần Bến Trấm. Đoạn sông này không sử dụng được nước trong mùa kiệt, khả năng thượng nguồn Thạch Hãn chỉ xây dựng được một hồ chứa Rào Quán nhằm phát điện và cũng sẽ không cải thiện gì về mặn ở hạ du. Vùng phía nam sông Thạch Hãn cần hoàn thiện đập Cửa Lác để ngăn mặn và giữ ngọt của các sông Nhùng, Bến Đá, Ô Lâu và lượng nước hồi quy các kênh tưới.
3.2. Chất lượng nước các khu vực nuôi trồng thủy sản Sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một địa phương thường gắn liền Sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một địa phương thường gắn liền với các dòng sông và vùng cửa sông ven biển. Việc khai thác, sử dụng nước từ nguồn này một cách bền vững cho các mục đích khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản đang là một thách thức lớn khi mà tải lượng các chất gây ô nhiễm thải ra từ các hoạt động này ngày càng gia tăng.Việc quan trắc, đánh giá thường xuyên tác động của các hoạt động gây ô nhiễm lên các nguồn nước là việc làm cần thiết. Mục này nghiên cứu hiện trạng và đánh giá ô nhiễm môi trường do các hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tại các vùng cửa sông ven biển Quảng Trị. Đồng thời các chỉ tiêu về chất lượng nước cấp phục vụ nuôi tôm mặn, lợ cũng được đưa vào phân tích và đánh giá. Các tiêu chuẩn được dùng để đánh giá bao gồm:
- TCVN 5942:1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
- TCVN 5943:1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ - TCVN 5944:1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
- 28 TCN 171: 2001 – Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú
- TCVN 5945:1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước. Nước thải công nghiệp - TCVN 6984:2001 – Tiêu chuẩn thải nước thải công nghiệp vào lưu vực sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh
3.2.1. Một số ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản nuớc mặn, lợ đến môi trường nước
canh và bán thâm canh (xem phần hiện trạng NTTS). Phương thức nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh yêu cầu vốn đầu tư lớn, các biện pháp quản lý và vận hành tối ưu nhằm duy trì tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Phương thức này cũng đòi hỏi một lượng lớn nitơ và phốt pho trong thức ăn cũng như nước bổ sung để duy trì chất lượng nước trong ao. Do vậy một lượng lớn các chất dinh dưỡng từ thức ăn chuyển thành chất thải và xả ra các nguồn nước tự nhiên dẫn tới suy thoái chất lượng môi trường đất và nước. Một trong những hệ quả nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường nước, đất là sự gia tăng các đợt dịch bệnh cho cả tôm giống và tôm nuôi.
Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương thức nuôi thâm canh không bền vững về mặt sinh thái nếu không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải. Phương thức nuôi này yêu cầu một diện tích sinh thái lớn nhằm tạo tính bền vững về sinh thái. ở một số nơi, nguồn nước được bơm vào, sử dụng và thải ra môi trường không qua xử lí hoặc tái sử dụng sẽ dẫn đến sự tích tụ các chất thải vào hệ sinh thái và do đó gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng không thể phục hồi. Các tác động của nuôi tôm nước mặn, lợ, mặn đến môi trường nước có thể kể đến (Hopkins et al., 1995):
Hiện tượng phì dưỡng của các hệ sinh thái vùng cửa sông do các chất thải từ nuôi tôm: Trong quá trình sinh trưởng của tôm, các thức ăn thừa với thành phần chủ yếu là ni tơ và phốt pho cùng phân và chất nhày của tôm được sản sinh ngày càng nhiều. Các chất này hoặc sẽ thải ngay ra môi trường sau mỗi lần thay nước hoặc lắng đọng dưới đáy ao dưới dạng bùn bã hữu cơ. Sau mỗi vụ thu hoạch và trước khi vào mỗi vụ nuôi nông dân cải tạo ao bằng cách nạo vét, cầy bừa và rửa đáy ao. Một phần các chất lắng hữu cơ ở đáy sẽ được thải ra môi trường qua việc rửa ao. Phần lớn còn lại được giữ lại ở các bờ ao do lớp bùn đáy ao được nạo vét và đắp lên bờ. Lượng hợp chất dinh dưỡng hữu cơ này sau đó dần rò rỉ ra môi trường. Với nồng độ lớn các chất dinh dưỡng thải ra môi trường sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, giảm ô xy hoà tan, đe doạ tính mạng của các sinh vật thủy sinh ở môi trường xung quanh.
“Ô nhiễm sinh thái” do sự mất đi các loài sinh vật nước bản địa: Tôm giống được thả đầu mỗi vụ nuôi có nhiều nguồn gốc khác nhau như 1) từ tự nhiên, theo các con triều, đối với nuôi quảng canh; 2) từ nguồn đánh bắt tôm giống bởi ngư dân; 3) từ các trại ươm giống sử dụng tôm mẹ bắt ngoài tự nhiên; và 4) từ tôm chưa trưởng thành dược nuôi làm tôm mẹ. Do việc khai thác tôm giống ngoài tự nhiên thường sử dụng các loại lưới nhỏ nên kéo theo một lượng tôm giống bắt được là một lượng lớn các loại thủy sinh không sương sống và cả cá. Số lượng các loài thủy sinh không sương sống này sẽ bị bỏ lại trên bờ và vì vậy dễ gây suy thái về đa dạng sinh học theo chuỗi thức ăn.
Sử dụng nước và hệ quả của nó: Nuôi tôm nước mặn, lợ sử dụng một lượng nước sạch lớn để nuôi sống tôm, điều hoà ô xy và pha loãng cũng như làm sạch các chất thải từ tôm. Trong nuôi tôm, nước không chỉ được đưa vào hồ và thải ra môi trường mang theo các chất ô nhiễm mà còn bị tổn thất do rò rỉ qua kênh mương, bờ ao xuống tầng nước ngầm và bốc hơi. Đặc biệt ở những vùng đất cát pha và khô nóng thì lượng nước tổn thất do bốc hơi và ngấm là rất lớn (có thể lên đến 1 – 3% thể tích của ao). Lượng nước ngấm xuống sâu sẽ làm nhiễm mặn tầng nước ngầm, ảnh hưởng đến nông nghiệp và nước sinh hoạt.
Các tác động do các chất hoá học từ ao nuôi lên hệ sinh thái thủy sinh:
Việc sử dụng các chất hoá học trong nuôi tôm đang diễn ra phổ biến. Ngành nuôi tôm công nghiệp sử dụng một lượng lớn các loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác. Các loại thuốc này sẽ được thải ra môi trường và nếu sử dụng không đúng có thể tạo ra các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc khác như formalin, sun phát đồng, các loại thức ăn được tẩm thuốc là các loại được sử dụng nhiều nhất.
3.2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do nuôi trồng thuỷ sản tại vùng hạ lưu Bến Hải và Thạch Hãn hạ lưu Bến Hải và Thạch Hãn