Thiết kế chi tiết hệ thống cho vùng nuôi tôm thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 183 - 185)

huyện Vĩnh Linh

Kết quả của phân tích đa tiêu chí cho ta thấy giải pháp tổng hợp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản là:

+ Xây dựng ao chứa và xử lí nước cấp trước khi thả giống

+ Xây dựng ao xử lí nước thải, kết hợp nuôi các loại rong, cá, cua, nghêu

+ Tăng cường quản lý ao nuôi

+ Cải thiện quy trình lấy và xả nước

Công trình đề xuất áp dụng thí điểm các giải pháp trên cho vùng nuôi tôm nhỏ, có điều kiện ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh ở mức trung bình, đã có hình thức nuôi tôm cộng đồng. Qua điều tra khảo sát gần 30 vùng nuôi tôm toàn tỉnh, công trình lựa chọn vùng nuôi thuộc thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn để thiết kế kỹ thuật.

- Xây dựng ao xử lý nước cấp và nước thải: Hiện trạng về hệ thống hạ tầng vùng nuôi được mô tả khái quát trên hình 4.41. Cải tiến hiện trạng vùng nuôi được mô tả trên hình 4.42. Vị trí và diện tích ao trữ và xử lí nước cấp được thiết kế theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171:2001.

Trên sơ đồ thể hiện hai ao lắng, là ao xử lý nước thải lần 1. Ao này có tác dụng làm lắng đọng các vật chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Trong ao chọn nuôi hỗn

hợp rong, cua, ngao vì rong biển sẽ tiêu thụ các hợp chất chứa Nitơ, phốt pho; các loài nghêu, sò , cua làm giảm các chất lơ lửng, làm sạch nước cá vì quá trình quang hợp. Các thực vật dưới nước là rong câu, tảo làm tăng ôxy hòa tan, giảm CO2, tăng pH, tăng quá trình bay hơi của NH4, tăng lắng đọng của phốt pho. ở bể xử lý nước thải thứu 2 nuôi cá (cá măng, cá đối) vì cá sẽ ăn thực vật phù du, tránh hiện tượng phú dưỡng của nguồn nước tiếp nhận.

Một hệ thống gồm 6 ao xử lí nước cấp được chia thành 3 cặp, mỗi cặp có một cống thông nhau. Ao xử lí nước cấp thứ nhất có tác dụng làm lắng đọng các chất lơ lửng (độ đục có hại cho sự phát triển của tôm), sau khi được lắng sẽ chuyển sang hồ thư hai để diệt khuẩn bằng clorin.

- Quản lý ao nuôi đã được nêu trong tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171:2001. - Cải thiện quy trình lấy nước và xả nước

Nước được tích đầu vụ vào khoảng đầu tháng II âm lịch (khi gặp kỳ triều cường), tức là khoảng đầu thàng 3 đến đầu tháng IV dương lich, khi nước sông có độ mặn lớn hơn 10 ppt. Nước cấp lần đầu có thể lấy trực tiếp vào ao nuôi vì nước sông giai đoạn này có độ đục không lớn, sau đó xử lí lắng, khử trùng (3 ngày) và làm mầu nước (7 ngày). Như vậy sau 10 ngày tích nước có thể bắt đầu thả giống.

Kỳ triều cường thứ hai có thể tích nước vào các ao trữ. Nước được lắng ở ao xử lí lắng khoảng 2 đến 3 ngày, sau đó sang ao khử trùng it nhất 1 ngày. Nước trước khi lấy để bổ sung hoặc thay nước đảm bảo lưu trữ ở trong hai ao xử lí nước câp khoảng 3 đến 4 ngày.

Nước thải từ ao được đưa vào ao lắng thứ nhất ít nhất là 2 đến 3 ngày để lắng đọng các chất lở lưng, sau đó đưa sang bể sinh học và lưu trữ khoảng 5 đến 7 ngày. Như vậy nước thải trước khi đổ ra sông phải lưu trong ao xử lí ít nhất là 7 đên 10 ngày. Các tháng I và 2 thường không cần thay nước do tôm chưa vào thời kỳ phát triển mạnh. Chỉ cần bổ sung một lượng nước do bốc hơi (tháng III và 4 là các thàng có độ bốc hơi lớn) hoặc để điều trỉnh độ mặn và độ phát triển của tảo. Tháng thứ 3 nên thay nước khoăng 2 lần, mỗi lần 15 % thể tích nước trong ao.

Tháng thứ 4 số lần thay nước tăng lên 3 hoặc 4 lần do trong thời kỳ này tôm phát triển mạnh nhất, đồng thời sản sinh ra lượng hợp chất hữu cơ lớn nhất. Nước bị ô nhiễm. Nên cần thay nhiều lần hơn.

Hình 4.41 Hiện trạng mặt bằng vùng nuôi tôm thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn

Hình 4.42 Cải tiến hiện trạng mặt bằng vùng nuôi tôm thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 183 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)