Trên hệ thống sông Bến Hải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 78 - 80)

Các cống Xuân Hòa, Mai Xá (Hình 2.19) trên sông Cánh Hòm nối hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bén Hải. Thông số kỹ thuật của các cống này được trình bày trong bảng 19. Hiện nay cống Xuân Hoà phần đê Hữu Bến Hải bị xói lở hạ du do thiếu tiêu năng, đang được khắc phục sửa chữa. Cống Mai Xá đê Tả Thạch Hãn cũng có hiện tượng tương tự nhưng chưa có kinh phí để khắc phục.

Ngoài ra để ngăn mặn nhiều cống nhỏ ven sông Sa Lung đã được xây dựng.

Bảng 2.20: Thông số các cống ngăn mặn Xuân Hòa và Mai Xá

Thông số Cống Xuân Hòa Cống Mai Xá

Số cửa (cửa) 15 15

Kích thước cửa (bxh =m) 2,0 2,0

Cao độ ngưỡng cống -1.5 -1.5

Số lượng âu thuyền 1 1

Kích thước 5,0 5,0

Cao độ ngưỡng -2,0 -2,0

Hình 2.20. Toàn cảnh Cống Mai Xá, tháng VIII/2007

Cống Mai Xá và cống Xuân Hoà đã được xây dựng năm 1992 – 1993 để ngăn mặn từ sông Thạch Hãn và sông Bến Hải không cho mặn vào sông Cánh Hòm nhằm bơm tưới cho diện tích ven cát phía giáp vùng cát. Nhờ nó có thể tận dụng nước hồi quy sau tưới từ hồ Kinh Môn, Hà Thượng và Trúc Kinh. Các công trình này do xây dựng đã lâu nên xuống cấp nghiêm trọng, cần có kinh phí đầu tư để nâng cấp và sửa chữa.

Trên sông Bến Hải mặn lên đến gần Bến Quan, đây là thể mặn tự nhiên vì trên lưu vực này chưa có khai thác gì nhiều. Riêng nhánh Sa Lung sau khi có hồ La Ngà và hồ Bảo Đài mặn lên sâu hơn. Hiện nay đang tiến hành xây dựng đập Sa Lung để ngăn mặn, giữ ngọt, về lâu dài cần phải xây dựng hồ Bến Thiêng để điều tiết nước cho sông Sa Lung đồng thời trả lại một phần lưu lượng kiệt của sông Bến Hải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)