Phân bố diện tích nuôi theo các huyện, thị xã và các loại hình mặt nước
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu tập trung vào các huyện thị ven biển: huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Bên cạnh đó, thị xã Đông Hà cũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Bảng 2.5: Diện tích NTTS mặn, lợ theo các loại hình mặt nước năm 2006
Đơn vị tính: ha Loại hình mặt nước TT Địa phương Tổng diện tích Đất cát ven biển Bãi triều, ven sông Ruộng mặn Đồng muối 1 TX Đông Hà 63 0 63 0 0 2 TX Quảng Trị 0 0 0 0 0 3 Huyện Vĩnh Linh 280,3 0 280,3 0 0
4 Huyện Gio Linh 123,7 0 23,7 100 0
5 Huyện Triệu Phong 283,2 0 121,2 162 0
6 Huyện Hải Lăng 30 30 0 0 0
7 Huyện Hướng Hoá 0 0 0 0 0
8 Huyện Đakrong 0 0 0 0 0
9 Huyện Cam Lộ 0 0 0 0 0
Toàn tỉnh 780,2 30 488,2 262 0
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2006
Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ càng ngày được nhân rộng, đến nay đạt 780,2 ha.
Thị xã Đông Hà
Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị nên các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển đô thị và đô thị hoá được chú trọng. Chính vì vậy, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ thị xã không lớn, hiện chỉ có 63 ha, chủ yếu là nuôi tôm sú. Các diện tích nuôi này tập trung chủ yếu ở 4 phường là phường Đông Giang, Đông Lương, Đông Lễ và phường 2.
Huyện Vĩnh Linh
nuôi tôm sú của huyện tính đến năm 2006 là 279 ha, chủ yếu là mặt nước ven sông, chiếm 99,5% diện tích nuôi nước lợ. Với các diện tích đất cát, mặc dù tiềm năng tương đối lớn (khoảng 250 ha, chủ yếu ở xã Vĩnh Thái), vẫn chưa được khai thác sử dụng, ngoại trừ một mô hình nuôi thử nghiệm với diện tích 1,0 ha ở xã Vĩnh Thái.
Bảng 2.6: Diện tích nuôi tôm sú của các phường TX Đông Hà năm 2006
Đơn vị tính: ha
STT Các phường Diện tích đó nuôi
1 Phường Đông Giang 17,3
2 Phường 2 6,0
3 Phường Đông Lễ 26,0
4 Phường Đông Lương 13,7
Toàn thị xã 63,0
Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi nước lợ 2006, Trung tâm khuyến ngư, Sở TS Quảng Trị Bảng 2.7: Diện tích nuôi tôm sú của các xã trong huyện Vĩnh Linh
Đơn vị tính: ha STT Các xã Diện tích đó nuôi 1 Vĩnh Sơn 170,7 2 Vĩnh Lâm 22,76 3 Vĩnh Thành 55,6 4 Vĩnh Giang 27,9 5 Vĩnh Hoà 2 6 Vĩnh Thái 0 Toàn huyện 279
Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi nước lợ 2006, Trung tâm khuyến ngư, Sở TS Quảng Trị Huyện Gio Linh
Cũng như Vĩnh Linh, đối tượng nuôi nước lợ của huyện Gio Linh chủ yếu là tôm sú. Diện tích nuôi tôm sú của huyện tính đến năm 2006 là 123,3 ha. Diện tích này có được chủ yếu là từ các vùng đất nông nghiệp năng suất thấp chuyển sang và mặt nước hoang hoá ven sông.
Đất nuôi tôm chủ yếu là các loại hình đất nông nghiệp chuyển sang và các diện tích bãi bồi ven sông Cửa Việt và Hiền Lương. Diện tích nuôi tôm sú tập trung nhiều ở Gio Mai và Trung Hải. Diện tích bãi cát có khả năng đưa vào nuôi tôm là 113 ha tập trung ở 2 xã Trung Giang và Gio Hải, nhưng hiện tại vẫn chưa có mô
hình nuôi tôm trên cát nào.
Huyện Triệu Phong
Diện tích nuôi tôm sú của huyện tính năm 2006 là 242 ha, chủ yếu từ các diện tích đất nông nghiệp năng suất thấp chuyển sang và đất bãi bồi ven sông, ven lạch hoang hoá trước kia được đưa vào sử dụng. Diện tích nuôi tôm này tập trung chủ yếu ở Triệu Phước và Triệu An. Diện tích đất cát tiềm năng của huyện vào khoảng 800 ha, trong đó diện tích có khả năng đưa vào nuôi tôm sú là 444 ha, tập trung nhiều ở 3 xã Triệu Vân, Triệu Lăng và Triệu An. Hiện tại huyện Triệu Phong vẫn chưa có mô hình nuôi tôm trên cát nào.
Huyện Hải Lăng
Đây là một huyện có tiềm năng đất cát cho nuôi tôm nước mặn, lợ lớn nhất trong tỉnh. Diện tích đất cát có khả năng cho nuôi trồng thuỷ sản trên toàn huyện khoảng 2400 ha, chiếm 73,8% diện tích có khả năng toàn tỉnh. Trong số đó, khoảng 55 ha đất cát được giao cho Công ty CP, Thái Lan đầu tư nuôi tôm. Tổng diện tích ao nuôi của Công ty chiếm khoảng 70% (tương ứng là 30 ha). Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng.
Năm 2003, ngoài diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hải Ba, được khai thác từ đất nông nghiệp năng suất thấp và đất hoang hoá ven sông thì ở Hải Lăng còn nuôi tôm sú. Đến nay (năm 2006) do việc nuôi tôm sú của người dân đạt năng suất thấp, thua lỗ nên mô hình này đã bị phá bỏ.
Phân bố diện tích theo hình thức và đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi thuỷ sản nước mặn lợ ở tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu là tôm sú. Ngoài ra, còn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá rô phi đơn tính...
Nuôi tôm nước mặn, lợ của tỉnh Quảng Trị được tiến hành theo cả 3 phương thức nuôi: thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Trong các hình thức nuôi, mô hình bán thâm canh là chủ yếu. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ được thể hiện ở bảng 2.8.
Năm 2006, diện tích nuôi tôm sú đạt 737,3 ha, trong đó: Nuôi thâm canh: 216 ha;
Nuôi bán thâm canh: 482,1 ha; Nuôi quảng canh cải tiến: 37,2 ha;
nuôi: khoảng 30 ha.
Bảng 2.8: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ theo đối tượng nuôi
Đơn vị tính: ha
TT Đối tượng nuôi Năm 2004 Năm 2005 Năm
2006 1 Cá - - - 2 Tôm 825,9 856,6 737,3 3 Thuỷ sản khác - - 41,0 4 Hỗn hợp - - - 5 Giống thuỷ sản 0,3 0,5 1,9 Tổng diện tích 826,2 857,1 780,2
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2005 và năm
Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ năm 2007
Trong tháng XI năm 2007 nhóm làm việc đã thực hiện việc khoanh vùng và lên bản đồ diện tích các vùng, cơ sở nuôi tôm trên địa bàn 5 huyện, thị: TX Đông Hà, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, sử dụng công nghệ viễn thám và GIS . Kết quả cho tổng diện sử dụng cho nuôi trồng thủy sản mặn lợ trên các loại hình là khoảng 950 ha.
Diện tích này gồm 30 vùng nuôi tôm có diện tích lớn được phân bố trên 5 huyện thị nói trên. Nếu trừ đi diện tích các vùng sử dụng cho nhà xưởng và đường bao quanh thì diện tích ao nuôi còn khoảng 850 ha (diện tích thả giống có thể nhỏ hơn). So với con số thống kê của Sở Thủy Sản và Niên giám thống kê thì con số là khá phù hợp. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây, độ tin cậy của bản đồ được đánh giá là chính xác hơn so với phương pháp chỉ dùng ảnh vệ tinh hoặc không ảnh.
2.1.3. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Bảng 2.9: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Trị từ 2003-2006
Đơn vị: tấn
STT Các hình thức Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Nuôi nước ngọt 1459 1778 1791,0 2061,9
2 Nuôi nước lợ 827 1223,6 1646,0 1632,8
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2005, năm 2006
Sản lượng nuôi trồng thủy sản Quảng Trị có xu hướng tăng từ năm 2003 đến 2006 (Bảng 2. 9).