Quan điểm vận dụng LTTH vào dạy học môn toán

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 85 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Quan điểm vận dụng LTTH vào dạy học môn toán

(i). Các quan điểm về học.

- Kiến thức toán học mà học sinh thu nhận được bằng cách không chỉ là nghe giáo viên giảng đọc sách mà phải tự tạo lập thông qua chủ động tìm kiếm, thực hiện liên kết các cấu trúc nhận thức cần thiết thông qua đồng hóa và điều ứng nhằm thích nghi với môi trường. Như vậy việc học ở đây là học bằng hành động, học trong hành động.

- Học là sự vượt các chướng ngại: thực tiễn dạy học cho thấy khi học một vấn đề nào đó người học thường đã có các quan niệm sẵn có về vấn đề đó. Những kinh nghiệm này có được thông qua thực tiễn, thông qua sự suy luận, thường không đầy đủ, đôi khi trái ngược với kiến thức mới. Đó là chướng ngại khi người học hình thành kiến thức mới.

- Học thông qua sự tương tác xã hội: học là một quá trình mang tính

chất xã hội tích cực, trong đó học sinh tự hòa mình vào hoạt động trí tuệ của những người xung quanh; học sinh học toán tốt nhất nếu họ được đặt trong môi trường tích cực, ở đó thông qua hợp tác giáo viên, với bạn bè, học sinh có kiến tạo cách hiểu biết về toán theo cách riêng của bản thân họ.

- Học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề: trong qúa trình học toán học sinh thường gặp các tình huống có vấn đề đòi hỏi họ phải hoạt động tích cực, phát huy tất cả các khả năng và tri thức của mình để giải quyết, thông qua đó phát hiện tri thức mới, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích khác.

(ii) Các quan điểm về dạy

Với lập luận cách học như trên thì có thể tổng quan cách dạy theo quan điểm LTTH như sau:

- Quá trình dạy toán là quá trình thầy giáo chủ động tạo ra các tình huống học tập cho học sinh; vai trò chủ yếu của người thầy không phải là đọc bài giảng mà tạo ra tình huống cho cho học sinh thiết lập các cấu trúc nhận thức cần thiết.

- Quá trình dạy toán là quá trình thầy giáo giúp học sinh xác nhận tính đúng đắn của tri thức được kiến tạo. Thầy giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh xây dựng kiến thức toán học chính xác. Đôi khi học sinh được kiến tạo được những tri thức nhưng chỉ đúng trong những trường hợp cụ thể, khi đó thầy giáo cần đưa thêm những tình huống khác cho phép học sinh thử nghiệm các kiến thức của mình. Mỗi khi học sinh nhận ra tri thức của mình nhận được không đúng với tình huống mới thì họ phải điều chỉnh và kiểm tra tính đúng đắn cho phù hợp.

- Quá trình dạy học là quá trình thầy giáo kiến tạo bầu không khí tri thức xã hội trong lớp; trách nhiệm của giáo viên phải cuốn hút học sinh tham gia vào quá trình học tập, làm cho bài học có tính tích cực và hiệu quả cho mọi học sinh, tạo điều kiện cho mọi học sinh thảo luận trao đổi cách giải quyết vấn đề với nhau, suy nghĩ có phê phán và tìm cách giải quyết vấn đề một cách tối ưu.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 85 - 86)