Tình huống sư phạm và biến dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.8.Tình huống sư phạm và biến dạy học

1.2.8.1.Tình huống sư phạm.(tình huống didactic)

Nếu ở tình huống tiền sư phạm, thầy giáo đứng ngoài việc: “tri thức được hình thành như thế nào?” thì ở tình huống sư phạm việc hình thành tri thức trong tình huống không thể thiếu sự giúp đỡ của thầy giáo. Với mỗi một mục tiêu đặt ra để học sinh học tập tri thức nào đó trong từng tình huống đều có sự tham gia của người dạy. Có những lúc người học không thể tự mình giải quyết được vấn đề trong tình huống tiền sư phạm, khi đó giáo viên phải giúp

đỡ họ và việc đó dẫn tới một tình huống dạy học. Tình huống dạy học mà hạt nhân là một tình huống tiền sư phạm. Hay nói cách khác một tình huống mà học sinh không thể giải quyết vấn đề ngay mà buộc thầy giáo phải can thiệp giúp học sinh giải quyết tình huống đó được gọi là tình huống sư phạm.

Chúng ta có thể hình dung một tình huống sư phạm diễn ra như sau: Thầy giáo tìm cách ủy thác cho người học một tình huống tiền sư phạm. Bản thân tình huống này gợi ra tương tác độc lập cao nhất giữa người học với môi trường và đem lại hiệu quả tối đa có thể được. Khi học sinh gặp bế tắc, thầy giáo sẽ giúp đỡ ở mức độ và liều lượng tăng dần tùy tính chất khó khăn về kiến thức mà học sinh gặp phải. Cũng có thể thầy giáo chỉ thông báo một vài thông tin dưới dạng câu hỏi gợi ý, cũng có thể đưa ra phương pháp hay những quy tắc,v.v…Tóm lại thầy không còn đứng ngoài mà bị lôi cuốn vào hệ thống tương tác giữa học sinh và môi trường.

Khi chủ thể nhận thức phải điều chỉnh hệ thống kiến thức của mình, họ phải cấu trúc lại kiến thức đã có, đó là khi họ gặp chướng ngại nhận thức.

Có thể hiểu “chướng gại nhận thức” như sau: Trong học tập tri mới có những trường hợp làm cho người học gặp khó khăn tiếp nhận (khó có thể đưa vào sơ đồ nhận thức đã có – đồng hóa ) một cách đầy đủ với những tư tưởng mới. Điều này tồn tại trong ý tưởng xung khắc với những những kiến thức đã có trong bản thân người học, tại cùng một thời điểm nào đó.

Tình huống tiền sư phạm

Chủ Thể

Kiến Thức

Môi Trường

Từ việc xem xét luận điểm về chướng ngại theo J. Piaget chúng ta thấy rằng kiến thức mới thường có những mâu thuẫn với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ và việc học tập hiệu quả đòi hỏi những chiến lược để giải quyết những mâu thuẫn như vậy nhờ quá trình cấu trúc lại kiến thức đã có. Đôi khi một số mảng kiến thức có thể điều hòa được, đôi khi cái này hay cái kia bị loại bỏ và đôi khi cả hai được giữ lại nếu có thể duy trì chúng trong những phần riêng biệt nhau.

Khi gặp những chướng ngại nhận thức nói trên người học không tự mình giải quyết được vấn đề, không tự điều ứng để thích nghi với môi trường mà đòi hỏi có sự tham gia hoạt động của giáo viên. Khi đó dẫn tới tình huống sư phạm.

Tình huống sư phạm là tình huống tiền sư phạm trong đó xảy ra trường hợp người học không tự giải quyết, buộc phải có sự can thiệp của giáo viên. Mức độ can thiệp của giáo viên tùy thuộc mức độ giải quyết tình huống tiền sư phạm của người học.

Trong tình huống sư phạm diễn ra sự tương tác của bộ ba: Người dạy – Người học – Môi trường (tình huống ).

Qua những cơ sở lí luận trên ta thấy, trong dạy học tình huống vấn đề nổi bật là giáo viên phải tạo ra được tình huống tiền sư phạm cũng như tình huống sư phạm.

1.2.8.2. Biến dạy học

Để gợi ra sự tự chỉnh lí kiến thức trong học sinh, thầy giáo có thể vận dung một khái niệm là “biến dạy học”. Mọi tình huống thường liên hệ với những quy trình hành động. Một yếu tố của tình huống mà sự thay đổi giá trị của nó có thể gây ra sự thay đổi quy trình giải quyết vấn đề của người học được gọi là “biến dạy học”. Không phải mọi yếu tố có thể thay đổi trong một tình huống sư phạm đều là biến sư phạm.

Việc xác định những biến sư phạm có thể giúp thầy giáo điều khiển học sinh học tập trong tình huống. Học tập là một sự chỉnh lí kiến thức do bản

thân người học tạo ra, còn người dạy chỉ phải gợi ra sự chỉnh đó bằng cách lựa chọn những giá trị của những biến sư phạm. Đặc biệt, việc thay đổi những giá trị như vậy một cách thích hợp là một biện pháp để thầy giáo có thể làm phai mờ những quan niệm sai lầm của học trò [10, tr 234].

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 32 - 35)