7. Cấu trúc của luận văn
1.2.7. Tình huống tiền sư phạm (tình huống học tập lí tưởng)
Tình huống tiền sư phạm (tình huống a-didactic) là tình huống mà GV giao cho cho HS (vấn đề toán học trong thực tiễn hay trong nội bộ toán), học sinh cần đồng hóa, điều ứng để thích nghi. Các họat động đồng hóa, điều ứng mà học sinh thực hiện là do nhu cầu đặt ra của môi trường chứ không phải do sự khiên cưỡng của người dạy. Trong tình huống tiền sư phạm, HS tự đảm đương trách nhiệm kiến tạo tri thức, họ phải tự mình hình thành và điều chỉnh những kiến thức để đáp ứng được những nhu cầu của môi trường. Kiến thức hoàn toàn được gợi ra và hình thành do logic nội tại của tình huống chứ không có sự tham gia hướng dẫn của GV. Trong [10, tr.225], tác giả đã minh họa tình huống tiền sư phạm bằng sơ đồ sau:
Ở sơ đồ trên rõ ràng GV đứng bên ngoài kiến thức được gợi ra và hình thành. Các GV tạo ra những tình huống tiền sư phạm, ngoài việc nghiên cứu phương pháp dạy học một nội dung cụ thể nào đó họ còn muốn chỉnh lý, sửa đổi chính phương pháp dạy học đó cho phù hợp với thực tiễn để nâng cao tính phổ dụng của nó.
Để thực hiện được mong muốn đó, trong tình huống tiền sư phạm, dù rằng “đứng bên ngoài” nhưng GV phải theo dõi quá trình HS kiến tạo một tri thức nào đó để thấy được quan niệm của trò diễn biến như thế nào, thấy được họ gặp phải khó khăn trở ngại gì, những khó khăn trở ngại đó (đối với tư cách là GV) đã lường trước hay chưa. Nếu dự kiến trước được những trở ngại mà HS vấp phải, GV chắc chắn có trước những phương án giải quyết hợp lý, từ
Tình huống tiền sư phạm
Chủ Thể
Kiến Thức
Môi Trường
đó sớm đưa ra đươc một quy trình dạy học phù hợp đối với thực tiễn nhận thức của HS.
Vậy một tình huống nào thì được xem là tình huống tiền sư phạm?
Theo cơ sở tâm lí của LTTH thì trí tuệ được hình thành từ sự tương tác giữa cá nhân với môi trường. Theo hướng này, các thao tác trí tuệ được tạo nên bắt đầu từ những hành động vật chất. Khi phân tích một hành động phi trí tuệ, J.Piaget tách ra hai mặt (việc tách này là do nhu cầu của nghiên cứu, còn trong thực tế chúng gắn bó với nhau): Mặt cảm xúc và mặt nhận thức. Mặt cảm xúc tạo ra động lực, năng lượng cho một hành vi ứng xử, còn mặt nhận thức là sự cấu trúc hóa, giúp cho cá nhân thiết lập được sự cân bằng với môi trường. Theo J.Piaget các cấu trúc đó là cấu trúc hiểu biết và cũng chính là cấu trúc trí tuệ.
Mặt cảm xúc tạo ra động lực, năng lượng cho một hành vi ứng xử. Vì thế LTTH cần quan tâm đến việc tạo ra các động lực hành động của chủ thể trong tình huống dạy học. Bản thân tình huống gợi ra, lôi cuốn hoạt động của học sinh một cách tự nhiên. Khi xây dựng tình huống phải chú ý gắn nhiệm vụ học tập với một trò chơi mang tính chiến lược, thắng thua để gây hứng thú cho học sinh hành động. Tình huống cần chứa đựng yếu tố kích thích tính tích cực động não của người học, chẳng hạn tài liệu học tập, công cụ thực hiện phải gợi sự thích thú. Bắt đầu công việc của học sinh trong tình huống tốt nhất để cho họ tự đoán nhận kết quả hoặc một phần của kết quả như vậy do nóng lòng muốn biết đoán nhận của mình là đúng hay sai họ sẽ bị lôi cuốn vào các hành động tiếp theo.
Mặt khác khi xây dựng một Tình huống tiền sư phạm, nếu có thể được người thầy nên chú ý đến tính hình thức đối thoại giữa người học với nhau, để họ khám phá tới mức tối đa trong tình huống học tập, tạo cho họ khả năng tham gia thiết lập bài toán, như thế họ sẽ tích cực và chủ động trong quá trình hành động tìm kiếm lời giải.
Ngoài ra trong quá trình tham gia vào tình huống học sinh không cảm thấy bế tắc (không biết chơi,…) nhưng lại khó đưa ra được kết quả cuối cùng (để thắng cuộc).
Tóm lại, trong lí luận dạy học hiện đại, dạy là sự ủy thác cho trò một tình huống tiền sư phạm đúng đắn và học là một sự thích nghi với tình huống đó.
Với sự phân tích trên chúng tôi đưa ra các điều kiện cần cho một tình huống tiền sư phạm :
(i) Tồn tại một quy trình cơ sở, cụ thể là bằng kiến thức đã có HS sớm đưa ra một phương án trả lời. Cách trả lời đó có thể giải quyết một phần kiến thức, mang tính sơ khai, bộ phận chứ chưa làm rõ ý đồ của người dạy.
(ii) Quy trình cơ sở tỏ ra không đầy đủ hoặc không hiệu quả, phải lộ ra sự khiếm khuyết tạo ra khả năng phản hồi để người học tự đánh giá được kết quả hoạt động của mình và do đó có nhu cầu điều chỉnh kiến thức hay quan niệm của mình để thích nghi, sớm giải quyết vấn đề đặt ra.
(iii) Tình huống phải đảm bảo sự hấp dẫn đối với học sinh. Bản thân tình huống phải gợi ra, thúc đẩy, lôi cuốn hoạt động của học sinh chứ không phải là HS làm theo ý thích của GV.
Như vậy, ủy thác một tình huống hay một vấn đề chính là hoạt động mà người thầy giáo tiến hành để đạt được các yêu cầu nêu trên.