7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn toán hiện nay
(Khảo sát tại một số trường THPT ở Hưng Nguyên – Nghệ An)
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Việc đổi mới PPDH được xem là chìa khóa của vấn đề nâng cao chất lượng của việc dạy và học. Thế nhưng ở các trường phổ thông hiện nay, các PPDH được GV sử dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống. Vấn đề cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS đã được đặt ra nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn. GV đã có ý thức lựa chọn PPDH chủ đạo trong mỗi tình huống điển hình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Và vì thế phương pháp thuyết trình vẫn còn khá phổ biến. Những PPDH có khả năng phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở HS như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá thì GV ít sử dụng. Việc vận dụng
những lý thuyết mới như Lý thuyết hoạt động, Lý thuyết tình huống... còn ít được quan tâm. Có tình trạng đó là do phần đông GV chưa thật sự nắm vững các PPDH này. GV chưa được hướng dẫn một quy trình, một chỉ dẫn hành động để thiết kế bài giảng phù hợp. Vì vậy khi vận dụng các PPDH mới khó hoàn thành nội dung chương trình dạy học trong khuôn khổ thời lượng bị hạn chế. Vấn đề thu hút số đông HS yếu kém tham gia các hoạt động cũng gặp không ít khó khăn. Kết quả là hiệu quả dạy học chẳng những không được nâng cao mà nhiều khi còn sút giảm. Thực tế dạy học Toán hiện nay trong nhiều trường THPT có thể mô tả như sau:
Phần lý thuyết : Giáo viên dạy từng chủ đề theo các bước như sau: đặt vấn đề; giảng giải để dẫn HS tới kiến thức, kết hợp với đàm thoại nhằm uốn nắn những lệch lạc nếu có; củng cố kiến thức bằng bài tập; hướng dẫn công việc học tập ở nhà.
Phần bài tập: Học sinh chuẩn bị ở nhà hoặc chuẩn bị ít phút tại lớp, GV gọi một vài HS lên bảng làm bài, những HS khác nhận xét lời giải; GV sửa hoặc đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng cố kiến thức cho HS. Một số bài Toán sẽ được phát triển theo hướng khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa cho đối tượng HS khá giỏi.
Việc rèn luyện tư duy lôgic cho HS không đầy đủ, thường chú ý đến việc rèn luyện khả năng suy diễn, coi nhẹ khả năng quy nạp. GV ít khi chú ý đến việc dạy toán bằng cách tổ chức các tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược hay các tình huống có chứa một số điều kiện xuất phát rồi yêu cầu HS đề xuất các giải pháp. Hầu hết các GV còn sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình và đàm thoại chứ chưa chú ý đến nhu cầu, hứng thú của HS trong quá trình học.
Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ yếu còn bị động. Những kĩ năng cần thiết của việc tự học chưa được chú ý đúng mức. Do vậy việc dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay còn bộc lộ nhiều điều cần được đổi mới. Đó là học trò chưa thật sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động và sáng tạo, chưa được thảo luận để đưa ra các khám phá của mình, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn yếu. Vai trò của thầy vẫn chủ yếu là người thông báo các sự kiện, cùng lắm thì là người dạy
cách chứng minh, cách phán đoán và một số thói quen làm việc nhất định chứ chưa phải là người ''khơi nguồn sáng tạo'', ''kích thích học sinh tìm đoán''. Thực trạng dạy học Toán hiện nay ở các trường THPT là như thế. Thực tế đó nói lên rằng còn rất nhiều vấn đề về mặt phương pháp dạy học cần được quan tâm nghiên cứu cả về lí luận và triển khai ứng dụng trong thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lí luận và thực tiễn dạy học môn Toán hiện nay ở trường phổ thông.