Một số định hướng vận dụng Lý thuyết tình huống trong dạy học chủ

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.Một số định hướng vận dụng Lý thuyết tình huống trong dạy học chủ

chủ đề Phương trình và Hệ phương trình ở trường THPT

Định hướng 1: Dạy học theo hướng vận dụng LTTH phải đáp ứng

được mục đích của việc dạy, học Toán trong nhà trường Phổ thông.

Xuất phát điểm của định hướng này là: để đạt được mục đích của việc dạy và học Toán trong nhà trường phổ thông chúng ta đã đưa ra các PPDH khác nhau để thực hiện. Do đó dạy học theo LTTH trước hết cũng phải đáp ứng được mục đích của việc dạy Toán trong nhà trường là: giúp HS lĩnh hội và phát triển một hệ thống kiến thức, kỹ năng, thói quen cần thiết cho:

- Cuộc sống hàng ngày với những đòi hỏi đa dạng của cá nhân, của gia đình và xã hội.

- Tiếp tục học tập, tìm hiểu Toán học dưới bất kỳ hình thức nào của giáo dục thường xuyên.

- Hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy cần thiết của một người có học vấn trong xã hội hiện đại cùng với những phẩm chất, thói quen khác như đầu óc duy lý, tính chính xác, …

- Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của Toán học và vai trò của nó trong quá trình phát triển văn hóa, văn minh nhân loại cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Định hướng 2 : Dạy học theo hướng vận LTTH phải đảm bảo sự tôn

trọng chương trình SGK hiện hành.

Xuất phát điểm của định hướng này là: chương trình SGK môn Toán được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nước theo một hệ thống quan điểm nhất quán về phương diện Toán học cũng như về phương diện sư phạm, đã thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong nhiều năm và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn ở nước ta.

Vì vậy, dạy học theo hướng vận dụng LTTH phải đảm bảo sự tôn trọng, kế thừa và phát triển tối ưu chương trình SGK hiện hành là:

- Tận dụng triệt để những cơ hội sẵn có trong SGK để thông qua đó giúp học sinh kiến tạo và khám phá tri thức.

- Khai thác triệt để các tình huống còn ẩn tàng trong SGK để thực hiện mục đích của giờ dạy.

Định hướng 3: Dạy học theo hướng vận dụng LTTH phải dựa trên

định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

GV phải biết hướng dẫn, tổ chức cho HS tự mình khám phá kiến thức mới. Dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: “Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động” bao hàm một loạt những ý tưởng lớn đặc trưng cho PPDH hiện đại, đó là:

Thứ nhất: Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực là chủ thể chiếm lĩnh tri thức. Rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo lệnh của thầy giáo. Hoạt động tự giác, tích cực của người học thể hiện ở chỗ HS học tập thông qua những hoạt động hướng đích và gợi động cơ để biến nhu cầu của xã hội chuyển hóa thành nhu cầu nội tại của chính bản thân mình.

Thứ hai: Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của người học.

Thứ ba: Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.

Mục đích dạy học không phải chỉ ở những kết qủa cụ thể của quá trình học tập, ở tri thức và kỹ năng bộ môn. Mà điều quan trọng hơn là ở bản thân việc học, ở cách học, ở khả năng đảm nhiệm, tổ chức và thực hiện những quá trình học tập một cách có hiệu quả.

Dạy tự học đương nhiên chỉ có thể thực hiện được trong một cách dạy học mà người học là chủ thể, tự họ hoạt động để đáp ứng nhu cầu của xã hội đã chuyễn hóa thành nhu cầu của chính bản thân họ.

Thứ năm: Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách là người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa.

Thiết kế là lập kế hoạch, chuẩn bị quá trình dạy học cả về mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức.

Ủy thác là biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò. Chuyển giao cho trò không phải là những tri thức có sẵn mà là những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.

Điều khiển kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, hướng dẫn, trợ giúp và đánh giá.

Thể chế hóa là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hóa những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc hoàn cảnh và thời gian của từng HS thành tri thức khoa học của toàn xã hội, thể chế cho tri thức được chiếm lĩnh, hướng dẫn khả năng vận dụng và cách ghi nhớ hoặc cho phép giải phóng khỏi trí nhớ.

Định hướng 4 : Dạy học theo hướng vận dụng LTTH phải chú trọng

đến tình huống gợi vấn đề (đồng hóa và điều ứng) và chú trọng việc học sinh kiến tạo, khám phá kiến thức mới; độc lập tìm tòi phát hiện vấn đề và độc lập giải quyết vấn đề. Nghĩa là phải tạo cho học sinh có một môi trường hoạt động tích cực, tự giác.

Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, tình huống tiền sư phạm và tình huống sư phạm; điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác để giải quyết vấn đề. Thông qua đó kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng để đạt được những mục đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 51 - 53)