Tình huống dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 28 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.6.Tình huống dạy học

Ở cấp độ phổ quát nhất, mọi tình huống đều có giá trị dạy học. Đơn giản là vì trong bất kì tình huống nào cũng hàm chứa tri thức về các sự kiện, tri thức về kĩ năng và phương pháp giải quyết chúng. Vì vậy, khi hành động và mang lại kết quả, chủ thể đã thu nhận được những tri thức nhất định. Tuy nhiên, dạy học không phải là quá trình tự phát mà là một hoạt động có chủ đích. Vì vậy các tình huống được đưa vào trong hoạt động dạy học phải được lựa chọn và xây dựng theo dụng ý của người dạy, khi đó mới trở thành tình huống dạy học.

Tình huống dạy học: là tình huống trong đó có sự ủy thác của người

giáo viên. Sự ủy thác này chính là quá trình người giáo viên đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện của tình huống và cấu trúc các sự kiện cho phù hợp với logic sư phạm để người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học.

Như vậy, một tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ trở thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác của giáo viên và được giáo viên sử dụng với dụng ý tạo ra môi trường làm việc của người học. Đây chính là điểm khác biệt giữa một tình huống thông thường với một tình huống dạy học.

* Cấu trúc của một tình huống: thường gồm có 3 phần

+ Phần mở đầu: Nêu vắn tắt bối cảnh của các sự kiện trong tình huống + Phần nội dung: Mô tả các diễn biến của các sự kiện trong tình huống + Phần kết: Các vấn đề, các yêu cầu, đề nghị cần giải quyết.

+ Tình huống cũng cố: là tình huống dạy học được giáo viên chọn lọc hoặc xây dựng với ý cũng cố và mở rộng tri thức đã học. Tình huống cũng cố là tình huống hàm chứa khó khăn mà người học cần vượt qua; nó được sử dụng nhiều trong luyện tập , cũng cố.

+ Tình huống phát triển : là tình huống dạy học theo giáo viên chọn lọc hoặc xây dựng với dụng ý hình thành và phát triển tri thức mới cho người học; đây cũng là tình huống khó khăn mà người học cần vượt qua. Tình huống phát triển được sử dụng nhiều trong dạy tri thức, kĩ năng và phương pháp mới.

* Yêu cầu của một tình huống dạy học:

- Thứ nhất: Tình huống dạy học phải là mô hình đặc trưng cho một họ tình huống cùng loại mà việc giải quyết nó cho phép người học có được tri thức khái quát, hàm chứa tri thức của các tình huống trong cùng họ.

- Thứ hai: Các sự kiện trong mỗi tình huống được cấu trúc sao cho người học có câu trả lời ngay từ đầu, nhưng câu trả lời đó mau chóng trở thành không đầy đủ hoặc không hiệu quả (thậm chí là sai), khiến người học phải điều chỉnh hệ thống kiến thức của mình để giải đáp vấn đề đặt ra (đồng hóa hoặc điều ứng).

- Thứ ba: Các vần đề phải do chính bản thân tình huống gợi ra chứ không phải do giáo viên gợi ý từ bên ngoài.

-Thứ tư : Trong các tình huống phải hàm chứa những khó khăn trở ngại, mà để giải quyết thành công tình huống người học phải vượt qua khó khăn trở ngại đó. Một tình huống hàm chứa khó khăn là tình huống trong đó nếu vấn đề được giải quyết mà không đòi hỏi phải cấu trúc lại những tri thức đã có (mức đồng hóa), còn một tình huống có trở ngại là tình huống mà khi giải quyết vấn đề người học buộc phải cấu trúc lại những quan điểm, tri thức, phương pháp đã có ( mức điều ứng).

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 28 - 29)