Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 114 - 116)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2 Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trong 10 tiết của chương 3: “Phương trình và hệ phương trình” (từ tiết 17 đến tiết 26 theo phân phối chương trình) - Đại số 10 – Ban cơ bản của nhóm tác giả: Trần Văn Hạo ( Tổng chủ biên ) - Vũ Tuấn (chủ biên) - Doãn Minh Cường - Đỗ Mạnh Hùng - Nguyễn Tiến Tài – NXBGD. Tác giả chọn một số chủ đề dạy thực nghiệm như sau:

- Phương trình tương đương và phương trình hệ quả. - Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai. - Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.

Giáo án thực nghiệm được soạn theo tinh thần đổi mới PPDH môn Toán ở trường phổ thông đó là chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò. Tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ trong các tình huống học tập sao cho: HS suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình (nói và viết) nhiều hơn.

Trong đợt thực nghiệm chúng tôi cho HS làm hai bài kiểm tra: một bài 15 phút và một bài 45 phút, sau đây là nội dung các bài kiểm tra:

Bài kiểm tra 15 phút:

Bài 1 (5 điểm): Giải các phương trình sau:

a) 1 3 2 1 = + − x x b) x+2 = x

Bài 2 (5 điểm): Giải và biện luận phương trình sau: x2 – mx + 1 = 0 (m là tham số).

Bài kiểm tra này được tiến hành sau khi học xong bài: “Phương trình quy về phương trình bậc nhất , bậc hai”.

Dụng ý sư phạm khi ra đề kiểm tra.

- Tập luyện cho HS kỹ năng sử dụng phép biến đổi tương đương và các phép biến đổi khác trong quá trình giải phương trình.

Rèn luyện kĩ năng giải và biện luận phương trình có chứa tham số.

Bài kiểm tra 45 phút: ( Kiểm tra cuối chương III)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3điểm)

Câu 1(1đ): Cho phương trình: 3 1 x 3 x 2 x2 = − −

+ . Phát biểu nào dưới đây

sai:

a) Khi x ≠ 1, phương trình có nghĩa. b) Hai nghiệm của phương trình là 0 và 1.

c) x = 1 không phải là nghiệm của phương trình. d) Nghiệm của phương trình là 0.

Câu 2 (1đ): Cho phương trình x2 – 3x + 2 = 0. Tổng và tích các nghiệm của phương trình là:

a) -3 và 2; b) 3 và 2

Câu 3 (1đ): Tập hợp nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn là một phần tử khi:

a) Các đường thẳng biểu diễn chúng song song với nhau b) Các đường thẳng biểu diễn chúng trùng nhau

c) Các đường thẳng biểu diễn chúng cắt nhau tại một điểm d) Điểm cắt nhau thuộc trục Ox.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 4 (3đ): Giải phương trình

a) 2 2 1 2 = + + x x b) x+1 =3x−1

Câu 5 (2đ): Giải hệ phương trình:

   = + = + 2 7 3 2 y x y x

Câu 6(2đ): Một số tự nhiên có hai chữ số. Nếu lấy số đó trừ đi hai lần tổng các chữ số của nó thì được kết quả là 51. Nếu lấy hai lần chữ số hàng chục cộng với ba lần chữ số hàng đơn vị thì được 29. Tìm số đã cho.

* Ý đồ sư phạm:

- Kiểm tra khả năng về tiếp thu kiến thức được học của học sinh.

- Kiểm tra mức độ tư duy của học sinh bằng việc thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa các kiến thức, qua đó rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải toán.

- Kiểm tra mức độ ghi nhớ các kiến thức Toán học, khả năng trình bày suy luận lôgic, khả năng tiếp thu kiến thức từ SGK và tài liệu tham khảo.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học phương trình và hệ phương trình chương trình lớp 10 ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w