Theo Abdel- Fattah (2007), B. oryzae hại lúa được cho là gây giảm năng suất, Trichoderma harzianum đã được thí nghiệm để tìm hiểu tác động tới nấm B.
oryzae trong phòng và đem phun thử để phòng trừ ngoài đồng. Trong ống nghiệm, tính đối kháng của Trichoderma harzianum đã ức chế được sự phát triển của nấm B. oryzae. Ngoài đồng, phun Trichoderma harzianum với mật độ bào tử là 108/0,1ml đã làm giảm chỉ số bệnh và tỷ lệ bệnh trên lá, tăng năng suất, tăng protein, cacbonhydrat trong hạt, tăng diệp lục trên lá.
Theo Sankarasubramanian et al. (2008), 50 loại dịch chiết từ lá cây, 4 loại đất và 8 loại vi sinh vật được thí nghiệm tìm hiểu sự ức chế nấm B. oryzae. Hai loại dịch chiết của cây Neriumoleander (cây trúc đào) và Pithecolobium dulce (cây me nước) có tác dụng làm giảm sự phát triển của sợi nấm từ 75,1 đến 77,4 %, giảm sự nảy mầm của bào tử nấm ở mức 80,0 đến 80,3%. Trichocuderma viride làm giảm sự phát triển của sợi nấm 62,92%, giảm sự nảy mầm của bào tử 77,03%.
Trichoderma harzianum và Trichoderma reesei cũng cho thấy có thể sử dụng để làm giảm sự phát triển của sợi nấm và nảy mầm của bào tử. Phun dịch chiết lá cây
Nerium oleander và Trichoderma viride trên đồng ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh, 15 ngày sau khi phun tỷ lệ bệnh giảm xuống 48%, năng suất tăng lên 23%.
Trong tỏi (Allium sativum L.), ngoài chất allicin - kháng sinh thảo mộc rất mạnh, còn chứa các hợp chất sulphur và polyphenol có nhiều tác dụng sinh học khác (Rahman et al., 2012; Gull et al., 2012). Tỏi là một giải pháp an toàn sinh học thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp để điều trị nấm bệnh trên thực vật và con người (Mahesh et al., 2008).