Nấm B. oryzae thường tồn tại ở trên vỏ trấu, mày hạt và bên trong nội nhũ của hạt thóc (Ocfemia, 1924; Nisikado and Nakayama, 1943; Fazli and Choroeder, 1966), (dẫn theo Ou, 1985). Những hạt thóc bị bệnh thường có vết bệnh trên vỏ trấu, đôi khi trên hạt còn có những khối đen hoặc nâu của bào tử nấm (ISTA, 1964). Những hạt có biểu hiện khoẻ mạnh cũng không loại trừ khả năng mang nấm
B. oryzae (Hiremath and Hegde, 1981). Những hạt mang B. oryzae sơ cấp thường truyền bệnh sang cây mầm nhưng một số cây mầm lại không những mang nguồn bệnh từ hạt mẹ lây sang mà còn từ các nguồn bệnh khác như đất, nước tưới và từ hạt mang nguồn bệnh sơ cấp…(Ou, 1985).
Theo Guerrero et al. (1972), các dạng cây mầm không bình thường do nấm
B. oryzae gây ra gồm có 9 loại (hình 2.5).
Hình 2.5. Các dạng cây mầm không bình thường do nấm B. oryzae gây ra
Nguồn: Guerrero et al. (1972)
Tỷ lệ nảy mầm của hạt mang nấm B. oryzae thường thấp hơn hạt khoẻ, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lúa mang B. oryzae giảm 29% (Aluko, 1970). Tại Nigeria, Aluko (1970) đã quan sát thấy mẫu lúa có 81,8% số hạt nhiễm B. oryzae, khi thử tỷ lệ nảy mầm đã có 90% cây mầm mang triệu chứng bệnh, mẫu hạt giống này khi đem gieo ra đồng chỉ có 45% hạt nảy mầm và 6 tuần sau những cây mạ nhiễm
B. oryzae sẽ tiếp tục bị chết.
Khi quan sát lô hạt giống nhiễm B. oryzae, trên các cây mầm không bình thường do nấm gây hại thì có tới có 60% do B. oryzae; trên các cây mầm bị thối thân và rễ có78% cây mầm có nấm B. oryzae gây hại, (Mathur and Neergaard, 1972).