- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có
3.3.4.5. Phương pháp lây nhiễm nhân tạo trên cây
* Tạo nguồn bào tử, chuẩn bị dung dịch bào tử nấm:
- Nấm B. oryzae được cấy trong đĩa petri chứa môi trường PGA, các đĩa nấm được nuôi tĩnh ở 250C và ánh sáng yếu. Sau 5 ngày mở nắp đĩa petri, miết nhẹ nhàng bề mặt môi trường có nấm đang phát triển sau đó đậy nắp lại tiếp tục đặt dưới ánh sáng đèn neon 3 đến 4 ngày ở nhiệt độ phòng để kích thích sự phát sinh bào tử.
- Thu bào tử nấm bằng cách cho 10 – 20 ml nước cất vô trùng vào mỗi đĩa petri và lắc nhẹ nhàng để bào tử nấm hòa tan vào nước. Sau khi thu dung dịch, bổ sung vào dung dịch 1 giọt tween 20 (nồng độ 0,02%) để tăng độ bám dính của dung dịch trên cây lúa. Kiểm tra và điều chỉnh sao cho lượng bào tử chứa trong dung dịch dùng để lây nhiễm khoảng 105 bào tử/ml.
* Chuẩn bị cây con để lây nhiễm:
Chọn 100 hạt cho mỗi dòng/ giống lúa, gieo hạt trong khay nhựa với 3 lần nhắc lại. 10 ngày sau khi gieo hạt, cây mạ được sử dụng cho lây nhiễm.
* Lây nhiễm:
Việc lây nhiễm được tiến hành 3 lần nhắc lại, trung bình mỗi lần nhắc được phun lên lá khoảng 1 ml dung dịch bào tử nấm. Những cây mạ đã lây nhiễm được đưa vào phòng tối có độ ẩm 100% và nhiệt độ 20 – 25oC trong 24 giờ để bào tử nấm nảy mầm sau đó chuyển tới phòng có ánh sáng thường, tạo điều kiện ẩm độ 100% bằng cách bọc nilon, nhiệt độ phòng từ 25 – 30oC để nấm phát triển và gây bệnh.
Sau 7 ngày lây nhiễm các cây lúa được đánh giá phản ứng bệnh.