Nước muối 15% (thời gian 10 phút) 18,0c 3 Nước muối 15% và nước nóng 54oC 7,0d

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 120 - 124)

- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có

2 Nước muối 15% (thời gian 10 phút) 18,0c 3 Nước muối 15% và nước nóng 54oC 7,0d

3 Nước muối 15% và nước nóng 54oC 7,0d 4 Nước nóng 54oC (thời gian 5 phút) 27,5b

5 Đối chứng 47,0a

4.4.2.2. Xử lý bằng dịch chiết thực vật

Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của VN và thế giới. Các chế phẩm sinh học có các ưu điểm không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, cân bằng hệ sinh thái.Việc xử lý hạt giống bằng các dịch chiết từ các loài thực vật có tính sát khuẩn cao đã được thực nghiệm trong thời gian gần đây, phương pháp này đã được sử dụng như là một biện pháp thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe của người sử dụng và tiêu thụ sản phẩm. Một số loại dịch chiết như hành, tỏi đã được sử dụng để chữa bệnh cho người và động vật. Trong tỏi (Allium sativum L.), ngoài chất allicin - kháng sinh thảo mộc rất mạnh, còn chứa các hợp chất sulphur và polyphenol có nhiều tác dụng sinh học khác. Trong hành ta (Allium fistulosum L.) ngoài chất allicin còn có fitoncidi cũng có tác dụng diệt khuẩn. Lá trúc đào (Nerium oleander) cũng có tác dụng diệt khuẩn do chứa cardenolid, oleandrin, oleasids A…F, neriolin ngoài ra còn có nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu.

Để tìm hiểu phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng như thế nào đối nấm B. oryzae, các thí nghiệm đã được tiến hành trên giống Bao thai lùn có tỷ lệ hạt nhiễm nấm là 47%. Ba loại dịch chiết gồm tỏi, hành ta, lá trúc đào ở ba nồng độ đã được sử dụng.

Dịch chiết 2 loại hành và tỏi ở nồng độ 15% có hiệu quả trừ nấm B. oryzae

cao nhất, tỷ lệ hạt nhiễm nấm đã giảm từ 47% xuống còn 10% và 10,5%. Lá trúc đào có tác dụng kém hơn so với 2 loại dịch chiết hành và tỏi. Cả ba loại dịch chiết đều có tác dụng tốt hơn ở nồng độ 15% (bảng 4.38).

Bảng 4.38. Kết quả xử lý hạt giống lúa Bao thai lùn

bị nhiễm nấm B. oryzae bằng dịch chiết thực vật

Công thức Tỷ lệ hạt nhiễm nấm sau xử lý (%)

Dịch chiết tỏi Dịch chiết hành Dịch lá trúc đào

Đối chứng 0% 47,0 47,0 47,0

5% 28,0a 31,5a 43,0a

10% 17,5b 25,0b 35,5b

15% 10,0c 10,5c 31,0c

Kết quả trung bình trên 4 lần nhắc, các ký tự khác nhau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05, CV=9,0%, 8,4%, 3,2%.

4.4.2.3. Xử lý bằng thuốc hóa học

a, Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm

Xử lý hạt giống để loại bỏ các vi sinh vật gây hại trước khi gieo trồng đang được áp dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất hạt giống. Rất nhiều loại thuốc hóa học phục vụ cho quá trình xử lý hạt giống đã được nghiên cứu và bán rộng rãi tới từng cửa hàng nhỏ lẻ. Mỗi loại thuốc có thể có tác dụng xử lý loại bỏ vi sinh vật ở phổ rộng hoặc hẹp tùy thuộc vào thành phần của chúng. Trên thị trường thuốc xử lý hạt giống rất đa dạng nhưng thường nằm trong hai nhóm: một nhóm xử lý nấm bệnh hoặc vi khuẩn, một nhóm có thể xử lý cùng lúc cả nấm bệnh và vi khuẩn.

Nhằm đánh giá khả năng ức chế của một số loại thuốc hóa học đang bán rộng rãi trên thị trường, chúng tôi đã tiến hành thử hiệu lực của 3 loại thuốc: Till Super 300EC, Cruiser Plus 312,5FS, Amistar Top 325SC đối với sự phát triển của nấm B. oryzae trên môi trường PGA.

A: Đối chứng B: Cruiser Plus 312,5FS 0,1% C: Cruiser Plus 312,5FS 0,2% D: Cruiser Plus 312,5FS 0,3% C: Cruiser Plus 312,5FS 0,2% D: Cruiser Plus 312,5FS 0,3%

Hình 4.19. Sự phát triển của nấm B. oryzae trên môi trường PGA có Cruiser Plus 312,5FS

triển của nấm B. oryzae trên môi trường PGA sau đó đến Amistar Top 325SC, kém nhất là Cruiser Plus 312,5FS (bảng 4.39).

Bảng 4.39. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển

của nấm B. oryzae trên môi trường PGA

STT Công thức thí nghiệm

Nồng độ (%)

Đường kính tản nấm sau cấy (mm) HL (%) (5 ngày) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5

1 Cruiser Plus 312,5FS 312,5FS 0,1 4,1 6,4 16,3 34,4 50,3b 40,0 0,2 1,1 2,4 6,9 12,1 17,8 78,1 0,3 0,4 1,6 4,6 8,3 9,9 87,8 2 Amistar Top 325SC 0,1 0,8 3,7 6,9 16,3 21,0c 74,1 0,2 0,5 2,9 5,9 8,3 12,3 84,8 0,3 0,0 0,5 0,9 2,0 4,5 94,5 3 Till Super 300EC 0,1 0 0 0 0 0 100 4 Đối chứng 0 6,0 23,8 38,9 61,9 81,1a 0

Kết quả trung bình trên 4 lần nhắc, các ký tự khác nhau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05, CV=8,7%.

b, Xử lý hạt giống lúa nhiễm B. oryzae bằng thuốc hóa học

Từ kết quả nghiên cứu khả năng ức chế nấm B. oryzae của một số loại thuốc hóa học ở trên, chúng tôi tiến hành xử lý hạt giống lúa Bao thai lùn có tỷ lệ hạt nhiễm nấm B. oryzae 47,0% trong phòng thí nghiệm. Sử dụng 3 loại thuốc: Till Super 300EC, Cruiser Plus 312,5FS, Amistar Top 325SC để xử lý hạt giống lúa, nồng độ xử lý là 0,1, 0,2, 0,3%. Hạt giống được trộn đều với dung dịch thuốc để trong 8 giờ, thí nghiệm thực hiện với 4 lần nhắc, mỗi lần nhắc 100 hạt. Sau khi xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hóa học với các nồng độ 0,1, 0,2, 0,3%, đặt hạt bằng phương pháp Bloter, sau 7 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ hạt còn nấm B. oryzae

phát triển.

Kết quả cho thấy nếu tăng nồng độ Cruiser Plus 312,5FS và Amistar Top 325SC lên đến 0,3% thì hai loại thuốc này có hiệu lực diệt trừ nấm B. oryzae trên hạt khá cao (61,4% với Cruiser Plus 312,5FS và 54,3% với Amistar Top 325SC). Tuy nhiên hiệu lực của 2 loại này kém hơn hiệu lực của Tilt Super 300EC, với nồng độ 0,1% hiệu lực thuốc là 74,5% ở mức nồng độ 0,2% thuốc tác dụng diệt trừ hoàn toàn B. oryzae với hiệu lực thuốc là 100% (bảng 4.40).

Bảng 4.40. Kết quả xử lý hạt giống lúa Bao thai lùn bị nhiễm nấm B. oryzae bằng thuốc hóa học Công thức thí nghiệm Nồng độ (%) Số hạt xử lý Tỷ lệ nhiễm nấm B. oryzae sau khi xử lý thuốc hóa học (%) HLT (%) Cruiser Plus 312,5 FS 0,1 400 30,8a 34,6 0,2 400 25,5 45,7 0,3 400 18,1 61,4 Amistar Top 325 SC 0,1 400 38,4b 18,2 0,2 400 26,9 42,9 0,3 400 21,5 54,3 Till Super 300 EC 0,1 400 12,0c 74,5 0,2 400 0 100 Đối chứng 0 400 47,0 0

Kết quả trung bình trên 4 lần nhắc, các ký tự khác nhau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05, CV=4,5%..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)