Đánh giá khả năng gây hại của nấm B.oryzae trên hạt giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 106 - 108)

- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có

4.3.3.2.Đánh giá khả năng gây hại của nấm B.oryzae trên hạt giống lúa

21 JQ753707 C.miyabeanus Ấn độ Bố mẹ lúa lai 2012 22 JQ753706 C miyabeanus Ấn độ Lúa (giống Nuadhusra)

4.3.3.2.Đánh giá khả năng gây hại của nấm B.oryzae trên hạt giống lúa

Quá trình đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lúa được dựa trên tỷ lệ cây mầm bình thường. Cây mầm bình thường là những cây mầm có khả năng tiếp tục phát triển thành cây bình thường khi được trồng trong đất có chất lượng tốt và dưới các điều kiện thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng.

Tỷ lệ cây mầm không bình thường (MKBT) không được tính vào tỷ lệ nảy mầm mặc dù hạt đã nảy mầm. Cây mầm không bình thường là những cây mầm không có khả năng phát triển thành cây bình thường khi được trồng trong đất có chất lượng tốt và dưới các điều kiện thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Bao gồm: cây mầm bị hỏng, cây mầm bị thối; cây mầm bị biến dạng hoặc mất cân đối (cây mầm phát triển yếu ớt, hoặc bị rối loạn sinh lý, hoặc các bộ phận chính bị biến dạng, mất cân đối). Cây mầm không bình thường do nấm bệnh gây ra thường ở các dạng khuyết tật sau:

+ Các khuyết tật ở toàn bộ cây mầm: bị biến dạng; bị đứt gãy; các lá mầm thoát ra khỏi vỏ hạt trước rễ sơ cấp; có màu vàng hoặc màu trắng; mảnh khảnh, trong suốt; bị thối.

+ Các khuyết tật ở hệ rễ (rễ sơ cấp, rễ sinh sản): còi cọc; chùn ngắn; phát triển chậm; bị mất; bị gẫy; bị xẻ từ đỉnh; bị kẹt ở trong vỏ hạt; cằn cỗi; mảnh khảnh; trong suốt; bị thối.

+ Các khuyết tật ở chồi mầm (trụ dưới lá mầm, trụ trên lá mầm hoặc trụ giữa lá mầm, chồi đỉnh và các mô xung quanh): bị nứt sâu hoặc bị gẫy; bị thủng; bị mất; bị co thắt; mảnh khảnh, trong suốt; bị thối; bị biến dạng; bị tổn thương.

+ Các khuyết tật của lá mầm và lá sơ cấp, bao lá mầm và lá thứ nhất được tính khi 50% diện tích lá bị khuyết tật: bị phồng hoặc quăn; bị biến dạng; bị gẫy hoặc bị hỏng; bị rời ra hoặc bị mất; bị biến màu hoặc bị thối; trong suốt; không có đỉnh mầm; bị tách quá 1/3 chiều dài từ đỉnh bao lá mầm; bị tách ở gốc bao lá mầm.

Tỷ lệ hạt chết (HC) không nảy mầm vì các nguyên nhân khác nhau mà không có bất kỳ bộ phận nào của cây mầm, thường mềm, bị biến mầu, bị nấm bao phủ và không có bất kỳ dấu hiệu phát triển nào của cây mầm

Để quan sát đặc điểm gây hại của nấm trên hạt, đặt hạt giống lúa trên giấy thấm trong đĩa petri, nuôi cấy trong phòng ở 20oC với 12 giờ chiếu sáng và 12 giờ tối xen kẽ. Sau 7 ngày quan sát dưới kính hiển vi soi nổi, nấm B. oryzae gây hại trên hạt với các dạng như sau:

- Gây chết hạt (hạt bị thối trước khi nảy mầm).

- Toàn bộ bề mặt hạt bị bao phủ một lớp nấm màu xám đen - Mầm bị thối hoàn toàn.

- Rễ bị thối hoàn toàn. - Mầm và rễ bị thối toàn bộ. - Một phần mầm hoặc rễ bị thối.

Nấm gây hại trên hạt trong quá trình nảy mầm ở các cấp độ khác nhau đã tạo ra các thương tổn khác nhau (hình 4.13).

Hình 4.13. Các dạng cây mầm hạt giống lúa HT1 bị nấm B. oryzae gây hại

Sự phát triển của nấm B. oryzae trên hạt giống lúa có 2 kiểu (hình 4.14). - Kiểu 1: Sợi nấm phát triển rất ít, có trường hợp không thấy sợi nấm, có thể quan sát thấy phần lớn cành bào tử phân sinh mọc trực tiếp trên bề mặt hạt thóc, chân của cành bào tử phân sinh bám trực tiếp vào vỏ hạt. Quá trình hình thành cành bào tử khoảng 3 ngày sau khi nuôi cấy, cành có hình dạng nhọn ở đầu khi chưa sinh bào tử. Bào tử xuất hiện sau đó ngay trên đỉnh của cành, có thể thành chùm từ 2 đến 3 bào tử hoặc mọc đơn lẻ hoặc mọc so le nhau trên khoảng 1/3 của cành bào tử.

- Kiểu 2: Sợi nấm phát triển mạnh, có thể bao phủ toàn bộ bề mặt hoặc một phần hạt thóc, tạo thành một lớp nấm màu xám, xốp, có thể lan xuống cả lớp giấy thấm giữ ẩm. Bào tử mọc ngay ở đỉnh cành bào tử phân sinh phía trên tản nấm. Hạt

Nấm gây hại cây mầm kiểu 1 Nấm gây hại cây mầm cây mầm kiểu 2

Hình 4.14. Triệu chứng bệnh do nấm B. oryzae gây ra trên cây mầm 4.3.4. Khả năng gây bệnh của nấm B. oryzae trên cây mầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 106 - 108)