Vị trí tồn tại và gây hại của nấm B.oryzae trên hạt giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 102 - 105)

- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có

4.3.2.Vị trí tồn tại và gây hại của nấm B.oryzae trên hạt giống lúa

21 JQ753707 C.miyabeanus Ấn độ Bố mẹ lúa lai 2012 22 JQ753706 C miyabeanus Ấn độ Lúa (giống Nuadhusra)

4.3.2.Vị trí tồn tại và gây hại của nấm B.oryzae trên hạt giống lúa

Thu ngẫu nhiên các bông lúa từ ruộng lúa giống Hương thơm số 1 có chỉ số bệnh trên cây lớn hơn 15%, chọn ba nhóm hạt có triệu chứng biến màu nhẹ (chỉ số bệnh <5%), biến màu trung bình (chỉ số bệnh từ 5-15%) và biến màu nặng kết hợp với biến dạng hạt. Tiến hành tách các phần của hạt, đặt các phần này trên giấy ẩm và xác định nấm gây bệnh theo phương pháp Blotter.

Bảng 4.26. Vị trí tồn tại của nấm B. oryzae trên hạt giống lúa

Đặc điểm mẫu Vị trí tồn tại của nấm

Vỏ trấu Phôi Vỏ cám Nội nhũ

Hạt biến màu nhẹ + + + +

Hạt biến màu trung bình ++ + + +

Hạt biến màu nặng và biến dạng +++ ++ ++ +

Ghi chú: + ++ +++

<10% số hạt bị nhiễm nấm tại vị trí kiểm tra 10-25% số hạt bị nhiễm nấm tại vị trí kiểm tra >25% số hạt bị nhiễm nấm tại vị trí kiểm tra

Nấm gây hại ở hai đầu của hạt Nấm gây hại ở phía mỏ hạt

Nấm gây hại ở giữa hạt Nấm gây hại ở phía phôi hạt

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các phần vỏ trấu, phôi, vỏ cám và nội nhũ của cả ba nhóm hạt đều xuất hiện nấm B. oryzae (bảng 4.26). Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Schroeder (1966) về vị trí của nấm trên hạt.Trong nhóm hạt biến màu nhẹ, nấm được tìm thấy trên cả bốn phần của hạt với tỷ lệ hạt nhiễm nấm tại vị trí kiểm tra nhỏ hơn 10%, mỗi hạt có tối đa hai phần có nấm xuất hiện. Nhóm hạt biến màu trung bình, tỷ lệ hạt có vỏ trấu mang nấm cao hơn tỷ lệ hạt có mang nấm ở ba phần còn lại. Nhóm hạt biến màu và biến dạng, vỏ trấu là phần nấm xuất hiện với tỷ lệ cao nhất, nội nhũ là phần có tỷ lệ nấm xuất hiện thấp nhất. Cả ba nhóm hạt trên đều có ít nhất một phần mang nấm, cá biệt có những hạt mang nấm ở cả bốn phần. Hạt biến màu do quá trình xâm nhiễm sớm, nấm đã phát triển và gây hại tạo vết bệnh. Mức độ nhiễm nặng vào giai đoạn sớm của quá trình hình thành hạt sẽ tạo các hạt biến dạng hoặc biến màu nặng.

Vị trí phát triển của nấm trên hạt có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nảy mầm. Song song với quá trình hạt nảy mầm, nấm cũng phát triển, nếu nấm phát triển gần phôi hạt thì khả năng cây mầm bị gây hại là rất cao. Với nấm B. oryzae, tồn tại và phát triển ngay tại phôi hoặc các vị trí bên cạnh phôi gây nguy hại nhất đối với hạt giống lúa. Với mức độ nhiễm nặng, nấm có thể gây thối (chết) phôi của hạt khi chưa nảy mầm hoặc làm chết mầm của hạt ngay khi vừa nhú (hình 4.11). Vị trí ít gây hại hơn cả khi nấm tồn tại và phát triển ở phía cuối hạt nơi cách xa phôi nhất, tuy nhiên mức độ cây mầm bị hại còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm nấm của hạt.

Nghiên cứu xu thế phát triển của nấm trên bề mặt hạt chúng tôi đã tiến hành trên các hạt có nấm B. oryzae xuất hiện sau 7 ngày đặt trên giấy ẩm theo phương pháp blotter. Các mẫu hạt giống có tỷ lệ hạt nhiễm nấm được lấy ở 3 mức khác nhau là >20%, 20-10%, <10%. Hạt nhiễm nấm được chia làm 2 nhóm: nấm phát triển >50% bề mặt hạt và nấm phát triển <50% bề mặt hạt, hạt bị bao phủ toàn bộ bề mặt hạt không tiến hành nghiên cứu. Phân loại hạt nhiễm nấm dựa vào 3 triệu chứng bao gồm: hạt bị nấm bao phủ phía phôi, hạt bị nấm bao phủ phía mỏ hạt, hạt bị nấm bao phủ ở thân của hạt.

Tỷ lệ hạt có nấm phát triển về phía mỏ hạt thấp ở cả 2 nhóm hạt. Với nhóm hạt có nấm bao phủ trên 50% bề mặt hạt, nấm phát triển về phía phôi cao nhất là 53,8% trên các mẫu có tỷ lệ hạt nhiễm >20%, thấp nhất là 41,2% trên các mẫu có tỷ lệ hạt nhiễm <10%. Với nhóm hạt có nấm bao phủ dưới 50% bề mặt hạt, nấm phát triển về phía phôi cao nhất là 77,4% trên các mẫu có tỷ lệ hạt nhiễm <10%, thấp nhất là 73,9% trên các mẫu có tỷ lệ hạt nhiễm >20%. Kết quả này tương đồng với

kết quả của Merny (1957), ông đã nghiên cứu và công bố phôi của hạt là bộ phận mẫn cảm nhất với B. oryzae.

Bảng 4.27. Sự phát triển của nấm B. oryzae trên bề mặt hạt

Đặc điểm của mẫu Vị trí phát triển của nấm Tỷ lệ hạt có nấm bao phủ >1/2 bề mặt hạt (%) Tỷ lệ hạt có nấm bao phủ <1/2 bề mặt hạt (%) Tỷ lệ hạt nhiễm nấm >20% Về phía phôi 53,8 73,9 Trên thân hạt 26,9 1,1 Về phía mỏ 19,2 25,0 Tỷ lệ hạt nhiễm nấm 10-20% Về phía phôi 57,7 71,2 Trên thân hạt 19,2 1,9 Về phía mỏ 23,1 26,9 Tỷ lệ hạt nhiễm nấm <10% Về phía phôi 41,2 77,4 Trên thân hạt 41,2 0 Về phía mỏ 17,6 22,6

Kết quả cho thấy nấm có xu thế phát triển về phía phôi hạt với tỷ lệ cao ở tất cả các mẫu nghiên cứu (hình 4.12).

Hình 4.12. Nấm B. oryzae gây hại phôi hạt giống lúa HT1 4.3.3. Đặc điểm gây hại của nấm B. oryzae trên hạt giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 102 - 105)