- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có
2.2.6.12. Biện pháp chọn tạo giống chống chịu bệnh
Biện pháp này được coi là hữu hiệu nhất trong phòng chống bệnh do nấm B. oryzae gây ra, tuy nhiên rất khó để tạo ra được các giống có thể chống chịu tốt (Ou,
1985). Aluko (1970) đã chia các cấp chống chịu của các giống lúa với nấm B. oryzae thành 6 mức:
1) HR (highly resistant): chống chịu tốt - một vài vết bệnh rất nhỏ xuất hiện trên lá, đôi khi rất khó nhận thấy, tại các vết bệnh tế bào không bị chết hoại.
2) R (resistant): chống chịu - vết bệnh màu nâu lớn hơn, kích thước 0,5 đến 1mm, tế bào không bị chết hoại.
3) MR (moderate resistant): chống chịu trung bình - vết tròn nhỏ kích thước 1mm, tế bào bị chết hoại, xung quanh vết bệnh có quầng nâu.
4) MS (moderate susceptible): mẫn cảm trung bình - vết bệnh điển hình, vết bệnh tròn hoặc hình ovan có chiều dài từ 1 đến 4mm, vùng tế bào bị chết hoại giữa vết bệnh rộng, có quầng nâu hoặc tím xung quanh vết bệnh, số vết bệnh thường nhỏ hơn 50 vết/ lá.
5) S (susceptible): mẫn cảm - có từ 50 đến 100 vết bệnh/ lá, các vết bệnh có thể tạo thành vết bệnh lớn hơn khi phát triển tiến gần đến nhau, có khoảng 25% diện tích lá bị bệnh.
6) VS (very susceptible): rất mẫn cảm - có trên 100 vết bệnh/ lá, vết bệnh phát triển nhanh chóng có chiều dài khoảng 5mm, trên 25% diện tích lá bị bệnh.
Tại Pakistan các dòng lúa chống chịu lại nấm B. oryzae đã được nghiên cứu, có 1 dòng chống chịu tốt, 15 dòng chống chịu, 22 dòng chống chịu trung bình, 26 dòng nhiễm trung bình, 14 dòng mẫn cảm, 8 dòng cực kỳ mẫn cảm, nghiên cứu đã giúp các nhà khoa học tạo ra các giống lúa mới có khả năng chống chịu với bệnh do nấm gây ra (Tariq, 2012).
Theo Van Bockhaven (2014), sử dụng Si (silic) trong sản xuất lúa có khả năng làm tăng trưởng tốt cho cây và giúp cây chống chịu lại bệnh tiêm lửa. Nấm
B. oryzae (C. miyabeanus) đã tác động vào quá trình trao đổi chất của cây làm cho cây bị già hóa so với giai đoạn phát triển thực tế và mẫn cảm với nấm, giúp nấm dễ dàng xâm nhập vào tế bào của lá để gây hại. Nấm xâm nhập vào tế bào sống của cây lúa bằng tín hiệu ethylen, nấm nhanh chóng tấn công tế bào nhờ 2-oxoglutarate và arginine thông qua ethylene forming enzyme.
Cơ chế xâm nhập của nấm vào tế bào, khả năng chống chịu hay mẫn cảm của các tế bào khi bị nấm tấn công được mô tả như hình 2.8.
Hình 2.8. Cơ chế xâm nhập và cơ chế kháng của cây lúa đối với C. miyabeanus
Nguồn: Van Bockhaven (2014)