Quá trình xâm nhiễm của nấm B.oryzae vào hạt giống lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 100 - 102)

- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có

21 JQ753707 C.miyabeanus Ấn độ Bố mẹ lúa lai 2012 22 JQ753706 C miyabeanus Ấn độ Lúa (giống Nuadhusra)

4.3.1. Quá trình xâm nhiễm của nấm B.oryzae vào hạt giống lúa

Nấm bệnh lây nhiễm vào hạt giống thông qua giai đoạn nở hoa tạo hạt, bào tử hay sợi nấm của một số loại nấm nảy mầm và phát triển đến phôi hạt và có thể tồn tại như một sợi nấm tiềm sinh không hoạt động cho đến khi hạt nảy mầm (Nome et al., 2012). Nấm B. oryzae luôn có mặt trên đồng ruộng từ giai đoạn cây lúa đẻ nhánh là nguồn bệnh tạo ra khả năng xâm nhập vào hạt rất lớn. Để tìm hiểu nấm B. oryzae xâm nhiễm vào hạt giống lúa ở giai đoạn nào, nghiên cứu quá trình xâm nhiễm vào hạt được tiến hành trên ruộng sản xuất hạt giống lúa Hương thơm số 1 tại Thái Bình vụ mùa năm 2012. Ruộng lúa lựa chọn ở giai đoạn phân hóa đòng có 100% cây nhiễm nấm B. oryzae, chỉ số bệnh là 7,9%. Để đảm bảo quá trình xâm nhiễm vào hạt không bị ảnh hưởng, ruộng thí nghiệm không phun thuốc trừ bệnh.

Quá trình xâm nhiễm tự nhiên được theo dõi vào bảy giai đoạn tạo hạt. Điều tra chỉ số bệnh trên đồng ở các giai đoạn này sau đó lấy mẫu bông mang về phòng thí nghiệm để kiểm tra sự xuất hiện của nấm trên hạt.

Bảng 4.24. Kết quả điều tra mức độ nhiễm nấm B. oryzae ở các giai đoạn

hình thành hạt trên đồng ruộng tại Thái Bình vụ mùa năm 2012

STT Giai đoạn phát triển Chỉ số bệnh+ (%) Tỷ lệ hạt nhiễm nấm++ (%)

1 Phân hóa đòng 7,9 - 2 Chuẩn bị trỗ 7,9 0,5 3 Trỗ 50% 8,0 1,5 4 Trỗ thoát 100% 9,9 1,7 5 Chín sữa 13,2 3,5 6 Chín sáp 14,0 4,5 7 Chín hoàn toàn 15,3 6,0

+ Chỉ số bệnh được điều tra trên đồng vào các giai đoạn phát triển của lúa.

++ Tỷ lệ hạt nhiễm nấm của hạt thu tại các thời điểm điều tra (thu ngẫu nhiên 10 bông nằm trên đường chéo của ruộng).

Kết quả cho thấy chỉ số bệnh của ruộng giống tăng dần từ giai đoạn phân hóa đòng đến khi thu hoạch, các giai đoạn của quá trình hình thành hạt đều có sự xuất hiện của nấm B. oryzae với hạt nhiễm nấm trên bông tăng dần cho đến khi chín hoàn toàn, tỷ lệ hạt nhiễm nấm tăng từ 0,5 đến 6% (bảng 4.24). Giai đoạn phân hóa đòng là giai đoạn không tìm thấy sự xuất hiện của nấm trên đòng, quá trình xâm

nhiễm của nấm chưa vào đến đòng hoặc do đòng lúc này còn nhỏ và nằm sâu trong bẹ lá. Nấm B. oryzae bắt đầu xuất hiện khi lúa chuẩn bị trỗ đòng với tỷ lệ thấp, tỷ lệ hạt nhiễm tăng dần ở các giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn hạt chín hoàn toàn, lá đòng đã già, các lá còn lại đã vào giai đoạn tàn, ruộng có chỉ số bệnh cao nhất (15,3%), lúc này 100% số bông có hạt nhiễm nấm với tỷ lệ 6% số hạt. Như vậy chỉ số bệnh và tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng lúc này đã tăng cao nhanh, khả năng nấm xâm nhiễm vào hạt càng lớn dẫn đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm cao.

Để đánh giá khả năng xâm nhiễm của nấm B. oryzae vào hạt ở các thời điểm tạo hạt, các cây lúa sạch bệnh trồng trong chậu đã được đặt ra ruộng lúa đang được theo dõi ở trên. Toàn bộ bông trong chậu thí nghiệm được thu hoạch vào cuối giai đoạn phát triển để kiểm tra tỷ lệ hạt nhiễm nấm. Tổng số 24 chậu lúa được gieo từ nguồn hạt giống đã xử lý nấm bệnh và trồng cách ly với nguồn bệnh đã được sử dụng làm thí nghiệm. Thời gian cây lúa được đặt trên đồng ruộng khoảng 1 tháng ở giai đoạn đầu, bảy giai đoạn sau mỗi giai đoạn cây lúa thí nghiệm được đặt trên đồng ruộng từ 10 đến 15 ngày. Các chậu lúa đặt ra ruộng từ đẻ nhánh đến khi phân hóa đòng thì thu về kiểm tra là giai đoạn cây lúa có nhiều thời gian trên đồng ruộng. Đặt tiếp các chậu lúa khác từ giai đoạn phân hóa đòng đến chuẩn bị trỗ thì thu về kiểm tra. Khi thu các chậu lúa chuẩn bị trỗ về thì tiếp tục đặt các chậu mới ra ngoài đồng. Tiếp tục thực hiện đến giai đoạn cuối là từ chín sáp đến chín hoàn toàn.

Bảng 4.25. Kết quả theo dõi mức độ nhiễm nấm B. oryzae ở các giai đoạn

hình thành hạt trên đồng ruộng tại Thái Bình vụ mùa năm 2012

STT Giai đoạn phát triển Chỉ số bệnh (%) Tỷ lệ hạt nhiễm nấm (%)

1 Đẻ nhánh 3,1 - 2 Phân hóa đòng 7,9 0 3 Chuẩn bị trỗ 7,9 1,5d 4 Trỗ 50% 8,0 6,5b 5 Trỗ thoát 100% 9,9 9,0a 6 Chín sữa 13,2 8,5a 7 Chín sáp 14,0 3,0c 8 Chín hoàn toàn 15,3 2,0d

Mỗi giai đoạn thực hiện với 3 chậu, mỗi chậu trồng 5 cây, các chậu được đặt vào giữa ruộng bị nhiễm bệnh. Cuối giai đoạn thu các chậu này về và đặt các chậu mới để thực hiện giai đoạn tiếp theo. Các ký tự khác nhau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05; CV=7,3%.

Các giai đoạn: 1. Đẻ nhánh 2. Phân hoá đòng 3. Chuẩn bị trỗ 4. Trỗ 50% 5. Trỗ thoát 100% 6. Chín sữa 7. Chín sáp 8. Chín hoàn toàn

Hình 4.10. Tỷ lệ nhiễm nấm B. oryzae tại các giai đoạn tạo hạt

Các giai đoạn từ đẻ nhánh đến chuẩn bị trỗ cây lúa có thời gian tiếp xúc với nấm bệnh lâu nhất nhưng B. oryzae vẫn chưa xâm nhập được vào đòng nên không có bằng chứng cho thấy nấm xâm nhập vào hạt. Tỷ lệ hạt nhiễm nấm tăng đột biến vào giai đoạn trỗ 50% trở đi, tỷ lệ hạt nhiễm cao nhất vào giai đoạn lúa trỗ 100% và giảm dần vào các giai đoạn sau (bảng 4.25, hình 4.10). Điều này cho thấy giai đoạn lúa nở hoa là giai đoạn thuận lợi nhất cho nấm phát triển, trùng với nghiên cứu của Nome et al. (2012), bào tử của nấm đã thâm nhập vào bên trong hạt tại thời điểm vỏ của hạt tách ra để lộ các bao phấn (giai đoạn phơi màu). Các giai đoạn sau nở hoa hạt giống bị nhiễm bệnh thụ động do các bào tử bám dính vào bề mặt của hạt. Trong điều kiện tự nhiên nấm sẽ tồn tại trên bề mặt hạt hoặc nấm sẽ xâm nhập vào bên trong hạt khi đáp ứng đủ yêu cầu cho quá trình xâm nhiễm. Giai đoạn phân hóa đòng nấm đã có sẵn trên cây, do đòng vừa hình thành vẫn còn nằm sâu trong bẹ lá nên nấm chưa kịp xâm nhiễm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nấm Bipolaris oryzae hại hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Việt Nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)