- Bảo quản: quá trình bảo quản hạt giống cũng là giai đoạn mà nấm bệnh có
21 JQ753707 C.miyabeanus Ấn độ Bố mẹ lúa lai 2012 22 JQ753706 C miyabeanus Ấn độ Lúa (giống Nuadhusra)
4.4.1.1. Hạt giống lúa được sản xuất đúng quy trình
Hệ thống sản xuất giống lúa thuần theo Pháp lệnh giống cây trồng hiện nay hạt giống lúa được phân ra 4 cấp bao gồm: siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận 1, xác nhận 2. Các cấp giống này thường được công ty sản xuất, ngoài ra một số hộ nông dân vẫn thực hiện theo phương pháp tự để giống còn được gọi là giống nông hộ. Với tập quán gieo trồng của các tỉnh phía Bắc và ven biển Miền Trung thì
cấp nguyên chủng được bán ngoài thị trường nhiều nhất, siêu nguyên chủng được các công ty sản xuất để nhân ra cấp nguyên chủng. Tiến hành điều tra 20 giống lúa trồng phổ biến với ba cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và nông hộ. Tỷ lệ hạt nhiễm nấm trung bình thấp nhất trên giống siêu nguyên chủng, tỷ lệ nhiễm nấm cao nhất trên giống nông hộ (bảng 4.34).
Bảng 4.34. Ảnh hưởng của cấp giống tới mức độ nhiễm nấm B. oryzae
trên các giống lúa thuần
STT Tên giống Tỷ lệ hạt nhiễm nấm trên các cấp giống (%)
SNC NC NH 1 Bắc thơm 7 6,6 8,5 11,5 2 Nàng xuân 5,3 6,2 7,5 3 LT2 5,6 8,4 9,7 4 T10 5,6 7,3 7,2 5 Hương thơm số 1 12,7 17,3 19,7 6 TBR-36 8,5 9,0 10,0 7 Bao thai lùn 7,1 9,3 11,0 8 BC 15 12,5 12,8 15,8 9 Khang dân 18 3,0 4,0 5,8 10 TBR-1 6,2 7,8 9,4 11 Q5 4,5 5,5 6,5 12 P6 5,8 8,1 9,5 13 IR 353-66 15,5 19,8 22,8 14 IR 64 9,8 11,5 13,3 15 Nếp Iri 352 13,7 17,8 21,2 16 Nếp 87 10,5 12,5 15,1 17 Nếp 97 7,6 10,5 11,0 18 Nếp cái hoa vàng 4,5 6,5 12,0 19 Nếp lang liêu 6,0 7,8 12,9 20 Nếp vải 2,3 4,5 7,5 Trung bình 7,7 9,8 12,0
Ghi chú: SNC- siêu nguyên chủng; NC- nguyên chủng; NH- nông dân tự để giống. Thực hiện tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, từ năm 2011- 2012
Ở miền Bắc, khoảng 70- 80% nông dân sử dụng các giống nguyên chủng hoặc xác nhận. Tại miền Nam, tỷ lệ nông dân sử dụng lúa giống cấp xác nhận chỉ
đạt khoảng 15%, các cấp giống khác là 25% còn lại là cấp nông hộ. 65% lượng hạt giống nông hộ được sử dụng tại miền Nam có nguyên nhân do lượng giống gieo quá lớn: 120- 150kg hạt giống/ha, có nơi còn gieo dày tới 180kg/ha, trong khi ở phía Bắc, nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng chỉ gieo 30- 40kg/ha. Việc sử dụng hạt giống khác nhau là do tập quán gieo trồng, phía Bắc là gieo mạ sau đó nhổ cấy còn phía Nam là gieo thẳng hạt giống ra đồng ruộng (Bộ NN và PTNT, 2014).
Đối với giống nông hộ, hạt giống cũng được gieo trồng từ giống có nguồn gốc và cấp chất lượng rõ ràng, nông dân tự để giống khoảng hai hoặc ba năm thì sẽ thay bằng giống mới sau đó lại tiếp tục tự để giống. Với cách làm này mỗi sào ruộng hộ nông dân có thể tiết kiệm được tiền mua giống, cấp giống nông hộ tương đương cấp xác nhận 1 hoặc 2. Tuy nhiên khi tự để giống như thế, hộ nông dân không nắm được quy trình sản xuất giống nên có thể không kiểm soát được bệnh hại trên đồng ruộng hoặc giống lúa bị thoái hóa.
Các mẫu hạt giống được sản xuất bởi các công ty giống với cấp chất lượng cao như siêu nguyên chủng hay nguyên chủng bị nhiễm nấm ít hơn do các điều kiện cách ly với nấm bệnh cũng như quá trình chăm sóc và bảo vệ thực vật theo đúng quy trình sản xuất giống. Việc sử dụng các hạt giống có cấp chất lượng thấp sẽ làm tăng tỷ lệ hạt nhiễm nấm qua mỗi cấp khoảng trên 2%, dẫn tới việc phát sinh và lan truyền bệnh trên đồng ruộng sẽ tăng. Do đó cần khuyến khích bà con nông dân mua hạt giống ở các công ty giống cây trồng có uy tín, hạn chế sử dụng giống tự sản xuất để làm tăng năng suất và chất lượng.